Tham dự hội nghị có đồng chí Lê Thanh Hưởng - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Phó Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Trần Văn Bảy - HUV - Chủ tịch Hội Nông dân huyện, các đồng chí đại diện lãnh đạo phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, Trạm Khuyến nông-khuyến ngư, Trạm Trồng trọt-Bảo vệ thực vật huyện; lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp-phát triển nông thôn chi nhánh Ban Hòn và Kiên Lương.
Về cấp xã: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã Hòa Điền, Kiên Bình, Bình Trị và Thị trấn Kiên Lương; Đại diện Hội Nông dân, tổ kinh tế kỹ thuật, cán bộ nông-lâm-nghư nghiệp các xã Hòa Điền, Kiên Bình, Bình Trị và Thị trấn Kiên Lương. Trưởng các ấp của xã Kiên Bình và Hòa Điền; trưởng ấp Lungkhana-thị trấn Kiên Lương; trưởng ấp Song Chinh và Núi Mây xã Bình Trị. Giám đốc các hợp tác xã sản xuất lúa trên địa bàn các xã, thị.
Đài truyền thanh huyện đến dự và đưa tin.
Ảnh : sơ kết vụ lúa Đông Xuân năm 2017-2018
Vụ Đông xuân 2017-2018 thời tiết diễn biến phức tạp, do ảnh hưởng của hiện tượng Lanina đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp của nhân dân, mùa mưa năm 2017 đến trễ và kết thúc muộn, tổng lượng mưa gần bằng so với trung bình của nhiều năm, lũ trung bình thấp hơn năm 2016 khoảng 0,2m; vẫn bị thiếu nước để xả phèn mặn và vệ sinh đồng ruộng; lượng phù sa ít, nước rút tương đối nhanh, chi phí làm đất tăng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn của nhân dân, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Vụ lúa Đông xuân năm 2017-2018, các xã trong huyện gieo sạ được 23.000/23.000 ha, đạt 100% kế hoạch diện tích, tăng 500 ha so với cùng kỳ năm trước. Thu hoạch vụ lúa toàn huyện, năng suất bình quân 6,817 tấn/ha, đạt 101% kế hoạch; sản lượng lúa 156.788 tấn so với vụ lúa Đông Xuân năm rồi, tăng 1.538 tấn so với kế hoạch. Diện tích tăng là do chuyển từ đất rừng sang đất trồng lúa.
Vụ lúa Đông Xuân năm nay, nhìn chung các hộ dân xuống giống đúng lịch thời vụ nên hạn chế được rầy nâu và sâu bệnh. Nhân dân trong huyện đã cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, toàn huyện có trên 33 máy gật đập liên hợp, 1.611 máy phun thuốc; máy bón phân 1.170 cái; lò sấy lúa 5 cái và trên 452 máy cài xới. Trên 17 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hoạch toán sản xuất, đa số các hộ dân có lãi trên 35%.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị, tập trung vào các vấn đề như: tu sửa, nạo vét hệ thống các kênh mương, các công trình thủy lợi; xây dựng kế hoạch điều tiết nước tưới hợp lý phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Thanh Hưởng - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Phó Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện và các địa phương cần chú trọng đến công tác nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Gia cố, bảo vệ các đập ngăn mặn, đảm bảo phục vụ nước tưới đầu vụ; khắc phục khả năng mặn xâm nhập. Tích cực tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống mới, nhất là giống lúa chất lượng cao phù hợp với điều kiện thực tế đất đai của từng vùng, áp dụng quy trình canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng và các tiến bộ kỹ thuật khác, để giảm chi phí sản xuất.