Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ban Quản lý dự án VNSAT tỉnh; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các phòng, ban của Trung Tâm; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Nông dân huyện các huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, Rạch Giá, Giang Thành, Tân Hiệp; Uỷ ban nhân dân Thạnh Đông A và hơn 100 nông dân của các huyện.
Hiện nay phần lớn bà con nông dân trong tỉnh Kiên Giang và huyện Tân Hiệp chưa áp dụng nhiều cơ giới hóa “trong khâu sạ/cấy”; Từ đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn địa bàn ấp Kênh 8B, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp đầu tư máy sạ lúa theo bụi trị giá 320 triệu đồng, trong đó Trung tâm Khuyến Nông hỗ trợ 60 triệu; mục tiêu của chương trình là giúp cho ông dân thay đổi tập quán canh tác, đặt biệt giảm lượng gống trong khâu gieo sạ từ đó giảm các chi phí khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sau khi tham quan thực địa cánh đồng máy sạ lúa theo bụi tại ruộng gia đình ông Hoàng Đình Trọng, đa số các ý kiến của nông dân và cán bộ kỹ thuật của các huyện đều dánh giá rất cao hiệu quả từ chương trình này là:
Về kinh tế, giúp cho nông dân giảm được lượng giống 60 kg/ha (480.000 đồng/ha), lợi nhuận từ mô hình sạ bụi cao hơn sạ lan là 2.867.000 đồng/ha và chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
Về xã hội, giúp cho nông dân tiếp cận được các biện pháp cơ giới hóa trong khâu gieo sạ; góp phần giảm lượng giống và các chi phí khác trong sản suất, nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Về môi trường, quản lý nước nhập khô sen kẽ, giúp giảm thiểu khí mê tan góp phần giảm thải khí nhà kính trong sản suất lúa.
Phát biểu kết thúc buổi hội thảo, ông Phú Khí Nguyên nhấn mạnh: Qua kết quả ghi nhận tại ruộng trình diễn (có ruộng đối ứng), ruộng lúa sạ bụi có nhiều mặt tích cực trong canh tác lúa như giảm giống so với mức bình quân chung của nông dân, giảm chi phí chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao; do vậy có thể xem đây là mô hình có thể nhân rộng toàn tỉnh trong thời gian tới, hướng tới Trung tâm sẽ đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ để mô hình ngày càng phát triển.