Đến dự hội thảo, về cấp huyện: Đ/c Nguyễn Thành Thật, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện; Đ/c Ngô Văn Trường, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện. Đại diện lãnh đạo Trạm Khuyến Nông. Cấp xã: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, xã Đoàn, tổ kinh tế kỹ thuật xã Bình An. Bí thư Chi bộ ấp, Trưởng ấp, Chi hội trưởng Hội Nông dân ấp. Các hộ dân nuôi thâm canh - bán thâm canh.
Để hạn chế nguy cơ dịch bệnh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là bước cải tiến trong quy trình nuôi tôm công nghiệp. Theo đó quy trình nuôi được thực hiện như sau: giai đoạn I, tôm giống cỡ post 11 - 12 được ương vèo trong ao (500m2) lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan 100%, mật độ 600 con/m2, thời gian 25 - 30 ngày. Sau đó chuyển sang nuôi diện rộng trong giai đoạn II, ao (2.000m2) lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan 50%, mật độ 150 con/m2, thời gian nuôi đến thu hoạch 60 - 75 ngày.
Ảnh: Quang cảnh buổi hội thảo
Tại hội thảo, hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao hiệu quả của mô hình, giảm được rủi ro do thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh thường xuyên xảy ra so với quy trình nuôi ao đất truyền thống. Nếu khai thác tốt, mô hình không chỉ giúp tăng năng suất, sản lượng mà còn tăng vụ nuôi trong năm (đạt 3 vụ/năm) trên cùng diện tích nuôi.
Tuy nhiên, mô hình có mức đầu tư ban đầu tương đối cao, do phải cải tạo, làm mới lại toàn bộ hệ thống nuôi, gồm: ao lắng, ao chứa, ao xử lý, ao sẵn sàng nuôi giai đoạn I và II. Hệ thống bơm rút nước đáy tránh cho bạt bị phồng gây thẩm thấu ngược. Bạt lót đáy loại HDPE. Mô hình nuôi 2 giai đoạn trong ao có lót bạt và mái che là rất thích hợp trong bối cảnh hiện nay, cần khuyến khích phát triển. Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư, rất cần có chính sách để ngân hàng vào cuộc hỗ trợ vốn vay cho nông dân đầu tư ban đầu.