Không những tăng về số lượng vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túi ni-lon, đáng ngại nhất là tình trạng vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật, túi ni-lon tràn lan, bừa bãi. Một số hội viên và người dân do nhận thức hạn chế còn có thói quen vứt thẳng xuống hệ thống sông ngòi, bờ ruộng dẫn đến tình trạng rác thải trôi nổi, ô nhiêm môi trường nghiêm trọng, hơn hết là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân cũng như sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm của cả cộng đồng.
Nhận thấy tình hình dịch bệnh trên địa bàn có xu hướng diễn biến phức tạp, phong trào xây dựng nông thôn mới của xã Bàn Tân Định cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật chính là tồn lưu những hợp chất hữu cơ độc hại, rất bền trong môi trường nên khó phân hủy. Những hóa chất này theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, hoặc tiềm ẩn trong không khí, thức ăn, nước uống, là một trong những tác nhân gây ung thư điển hình.
Ảnh: Hội viên nông dân lấy vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đổi lấy rau sạch.
Hội Nông dân xã đã tích cực tuyên truyền vận động Hội viên nông dân và toàn thể nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Từ những thực trạng trên mà Chi hội nông dân ấp Năm Chiến xã Bàn Tân Định, đã có ý tưởng trồng rau sạch để đổi lấy vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, thu hút được hội viên và nông dân tham gia 2kg vỏ chai đổi lấy 0,5kg rau sạch và được định kỳ một tháng một lần.
Từ khi xuất hiện mô hình này, vỏ thuốc bảo vệ thực vật đã giảm hẳn, ý thức được nâng lên có trách nhiệm hơn. Cảnh quan môi trường ở xã Bàn Tân Định cũng xanh - sạch - đẹp hơn hẳn.
Đáng mừng hơn, các hộ dân sau khi mô hình được triển khai đều nhận thấy đây là mô hình thiết thực, hiệu quả bảo đảm môi trường sống trong lành, an toàn. Sức khỏe của chính những người nông dân cũng như các thành viên trong gia đình được bảo vệ. Không chỉ duy trì, mô hình này, nhân rộng trong thời gian tới.