Nhờ đó, nhiều nông dân trên địa bàn có cuộc sống ổn định hơn, thu nhập cao, kinh tế gia đình ngày một năng lên từ mô hình sản xuất truyền thống thông qua việc nâng cao năng suất cho mô hình nuôi Tôm - lúa trên vùng đất phèn mặn, đa dạng sinh kế bằng cách kết hợp nuôi thủy sản trên diện tích đất trồng lúa, tạo điều kiện cho người dân tăng thêm thu nhập từ trồng cây truyền thống bằng cách áp dụng kỹ thuật mới; góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng thay đổi văn minh hiện đại hơn.
Các hộ nuôi Tôm - Lúa đều có diện tích trên 1ha và nuôi đạt hiệu quả, năng suất tôm nuôi bình quân đạt khoảng 150 - 350kg/ha. So với trước đây khi trồng mỗi cây lúa, thì việc chuyển sang trồng Lúa kết hợp với nuôi Tôm đã giúp người dân tăng lợi nhuận lên gấp 2-3 lần. Điển hình là mô hình trồng lúa mùa chất lượng cao kết hợp với nuôi tôm (tôm thẻ, sú, càng xanh) của ông Tiết văn Hùng, ấp Trà Phô, xã Phú Mỹ chia sẽ: Trong những năm gần đây gia đình ông cũng như một số gia đình người dân ấp Trà Phô chủ yếu sống nhờ vào cây lúa, như sản xuất không hiệu quả. Được sự hỗ trợ chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã vận động gia đình ông tham gia mô hình “Tôm – Lúa”. Gia đình ông trúng mùa khi nuôi tôm đạt năng suất lại bán được giá cao đến mùa thu hoạch, thương lái đến tận nhà thu mua tôm với giá từ 110.000 đồng/kg đến 190.000/kg, tùy theo kích cỡ, size của tôm lớn hay nhỏ.
Ảnh: Mô hình nuôi tôm trên nền đất trồng lúa.
Qua vụ mùa thu hoạch ông Cao Hoài Lượm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Mô hình sản xuất một vụ lúa kết hợp nuôi một vụ tôm là mô sản xuất bền vững, lúa phát triển tốt ít sử dụng chất hóa học, năng suất đạt từ 600 - 900kg/ha bán với giá 8.500 đồng/kg (lúa đài thơm). Sau một vụ nuôi tôm, các chất thải của tôm sẽ được bộ rễ cây lúa hấp thụ, không chỉ vậy sau thu hoạch lúa một lượng sinh khối lớn thân và rễ lúa phân hủy, kích thích sự phát triển của vi sinh vật làm thức ăn cho tôm do đó trong quá trình nuôi tôm ít tốn chi phí thức ăn. Ngoài cây lúa, bà con công dân còn có thu nhập đáng kể từ con tôm.
Ảnh: Lúa chín sắp được thu hoạch.
Mô hình sản xuất lúa - tôm là mô hình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm mang tính bền vững. Trong canh tác lúa, các hộ dân không sử dụng hoặc chỉ sử dụng rất ít thuốc bảo vệ thực vật an toàn theo quy định, nhằm đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, tránh ảnh hưởng cho vụ nuôi tôm tiếp theo, chính vì vậy mô hình nuôi “Tôm - lúa” không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí khá lớn cho phân bón, sản phẩm tạo ra thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó, chất lượng lúa của mô hình này luôn đạt tiêu chuẩn lúa an toàn, lúa sạch và có những hộ đạt tiêu chuẩn lúa hữu cơ.
Ảnh: Mô hình sản xuất Tôm - Lúa kết hợp của ông Tiết văn Hùng, ấp Trà Phô, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành
Sắp tới đây Hội Nông dân xã Phú Mỹ sẽ phối hợp với ngành chuyên môn cải tiến quy trình canh tác; khuyến cáo và triển khai thực hiện nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao trong địa bàn; sẽ thành lập HTX làm đầu mối cung cấp con giống chất lượng kịp thời cho nông dân; cải tiến phương pháp thu hoạch tôm sú cho nông dân; vận động nông dân đầu tư, trang bị máy móc đủ phục vụ sản xuất; giúp nông dân phát triển sản xuất, chủ động xây dựng lịch thời vụ nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng nuôi và hình thức nuôi cho nông dân. Công tác tập huấn, tư vấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho nông dân, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và triển khai các mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa và trên vùng đất phèn mặn.