Về dự và trực tiếp tập huấn có đồng chí Phan Kim Loan, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội Hội Nông dân tỉnh; Thường trực Hội Nông dân huyện Hòn Đất và Giồng Riềng; lãnh đạo 04 xã Mỹ Phước và Lình Huỳnh (Hòn Đất), Thạnh Bình và Thạnh Phước (Giồng Riềng), cùng 80 nông dân trong dự án.
Tại Hội nghị trên, Ban Quản lý dự án lúa “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Kiên Giang” đã tổ chức tập huấn (04 lớp/04 xã/80 nông dân) về nâng cao kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân trồng lúa, trong đó tập trung vào các nội dung: Xử lý rơm rạ, giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường; tạo điều kiện phát triển sinh thái đồng ruộng, giảm tác động của dịch hại, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh; tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất. Đồng thời nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường.
Ảnh: Các hộ, hội viên trực tiếp thao tác sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch.
Cũng tại lớp tập huấn, các hội viên và các hộ đã thực hiện canh tác theo phương pháp này cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của bản thân qua đó cùng nhau nhận định và đánh giá về hiệu quả khi canh tác lúa thân thiện với môi trường. Sau lớp tập huấn các hộ, hội viên thăm đồng và trực tiếp thao tác sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch.
Thông qua chương trình tập huấn, đã giúp các hộ nông dân tiếp cận phương pháp xử lý rơm rạ trong canh tác lúa thân thiện môi trường và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, giảm chi phí và mang lại lợi nhuận cao hơn, nhất là hạn chế ô nhiễm môi trường để tiến tới phát triển nền nông nghiệp bền vững, từ đó áp dụng rộng rãi tại địa phương.