Cuối năm 2022, Trung tâm Khuyến Nông huyện Giang Thành đã triển khai Mô hình “Cánh đồng lớn áp dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm đáp ứng vùng nguyên liệu và biến đổi khí hậu”, vụ lúa Đông xuân năm 2022 - 2023, nhằm từng bước khắc phục những hạn chế như: xuống giống không đồng bộ, đất chưa bằng phẳng, vùng đất còn phèn, nước tưới cũng gặp rất nhiều khó khăn trong canh tác… nhằm hướng đến một nông nghiệp hiện đại, sản xuất lúa theo hướng bền vững an toàn.
Ngoài ra, còn chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp người nông dân nhận biết và hướng đến Chương trình “1 phải 5 giảm” trong sản xuất: Lượng giống gieo sạ phải sử dụng là giống xác nhận đạt chuẩn; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng mục đích sử dụng nhằm tăng năng suất, lợi nhuận và chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Ảnh: Hội thảo báo cáo lại Mô hình “Cánh đồng lớn áp dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm đáp ứng vùng nguyên liệu và biến đổi khí hậu”, vụ lúa Đông xuân năm 2022 - 2023.
Sau thời gian thực hiện Mô hình, do bà con nông dân đã áp dụng khá tốt quy trình canh tác lúa “1 phải 5 giảm” nên góp phần giảm chi phí, cân đối lượng phân bón vào cây giúp cây cứng chắc hạn chế đỗ ngã. Qua đối chứng, lợi nhuận bà con thu được bình quân cao hơn 4.766.000đ/ha.
Phát biểu tại buổi hội thảo, đồng chí Chung Quốc Huy - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện: Việc triển khai Mô hình “Cánh đồng lớn áp dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm đáp ứng vùng nguyên liệu và biến đổi khí hậu”, vụ lúa Đông xuân năm 2022 - 2023 đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Từ đó, tuyên truyền nhân rộng từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần tăng thu nhập, giảm ô nhiễm môi trường và tiếp tục định hướng cho nông dân mạnh dạn tham gia sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững. Kiến nghị địa phương cần tuyên truyền vận động nông dân tham gia cánh đồng lớn cũng như Tổ hợp tác và hợp tác xã. Ngoài ra, đề nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục xây dựng Mô hình để nhân rộng.