Có thu nhập ổn định từ mô hình trồng cây kiểng
(23:34 | 24/08/2024)

Trong những năm qua trên địa bàn xã Bàn Tân Định (Giồng Riềng), nhiều hội viên nông dân có thu nhập ổn định từ nghề trồng cây kiểng. Tiêu biểu có chú Phạm Văn Tân, sinh năm 1967, là hội viên ấp Xẻo Cui, xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Sinh ra trong gia đình làm nông, từ nhỏ gia đình đã có truyền thống làm ruộng sinh sống. Qua tìm hiểu trên tivi, mạng facebook chú thấy có nhiều giống bông trang màu rất đẹp và kỹ thuật chăm sóc cũng dễ dàng. Nên tranh thủ thời gian khi xong việc đồng án chú tìm mua con giống trên mạng hoặc các hội chợ tết bán cây kiểng mua về trồng. Sau bốn năm miệt mày chăm sóc thì hiện tại vườn nhà chú có khoảng hơn 300 góc bông trang các loại màu sắc đa dạng và bắt mắt.

 

Ảnh: Chú Tân hướng dẫn cách tạo dáng cây bông trang.

 

Qua trao đổi chú cho biết thời gian đầu vì sở thích nên trồng cho vui cũng không cần đầu tư vốn nhiều, về sau am hiểu được kỹ thuật trồng, chú tiến hành tự nhân cây giống và lên mạng tham khảo nhiều kiểu cách tạo dáng độc lạ, thấy đẹp có nhiều người trong xóm và xã lân cận qua mua. Tuỳ theo kiểu dáng lớn nhỏ giá giao động từ 300 ngàn đồng, có cây vài triệu đồng. Phần cây giống nhỏ thì chú mang xuống chợ bán hoặc chạy sang xã lân cận bán giá 10 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng một cây con. Thu nhập bình quân 01 năm khoảng 100 triệu đồng.

Chú chia sẽ kỹ thuật trồng bông trang, ban đầu cây còn nhỏ chú trồng ra đất cho cây phát triển tự nhiên đến khi ra bông có dáng cố định mới cho ra chậu tạo dáng. Cây rất dễ trồng nhưng phải cung cấp đủ nước, đủ ánh sáng thì mới phát triển tốt được. Ngoài cây bông trang chú còn trồng thêm cây mai vàng và có đổ chậu bán cho khách có nhu cầu mua cây về trồng trong chậu. Trong thời gian tới chú sẽ nhân thêm cây con, phục vụ bán hàng ngày và để bán trong dịp tết.

 

Ảnh: Hội viên tham quan mô hình.

 

Nắm bắt thị hiếu khách hàng ngày nay rất ưa chuộng các loại cây kiểng, nhận thấy mô hình trồng cây kiểng của hội viên nông dân đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách hàng. Đây là mô hình phát triển kinh tế cần được tiếp tục nhân rộng. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện và Quỹ hỗ trợ nông dân hỗ trợ kịp thời cho hội viên có mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả cần vốn. Đồng thời tích cực tham mưu UBND xã, phối hợp cơ quan cấp trên mở các lớp dạy nghề kỹ thuật trồng cây kiểng để mô hình trồng cây kiểng ấp Xẻo Cui sẽ được duy trì, mở rộng quy mô, góp phần tăng thu nhập cho hội viên nông dân nói riêng và cho các hộ gia đình đình nói chung góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao của xã.

Trần Kiều-HND Bàn Tân Định (GR)