100 chủ thể OCOP, sản phẩm tiêu biểu được bồi dưỡng kỹ năng thương mại điện tử
(23:22 | 05/11/2024)

Ngày 11-9, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp tỉnh phối hợp Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Phú Quý Kiên Giang, Công ty Cổ phần giải pháp công nghệ Felix tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương mại điện tử cho 100 chủ thể OCOP, chủ thể sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.

Lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ AI, phần mềm AIVA cho chủ thể OCOP, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nâng cao kỹ năng đưa các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP lên các nền tảng thương mại điện tử.

Vài năm trở lại đây, số lượng sản phẩm được công nhận OCOP trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Hiện toàn tỉnh có 269 sản phẩm OCOP được phân hạng từ 3 đến 5 sao. Cùng với các ngành, Hội Nông dân tỉnh đang đẩy mạnh liên kết, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP nhằm đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến với người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tiêu biểu do người dân Kiên Giang sản xuất có thể kể đến như rượu nếp Xuân An, mắm cá Tám Dô, tôm khô Hiểu Phát, gạo lúa mùa Tư Việt…

 

Khách hàng tham quan, mua sắm sản phẩm OCOP tại cửa hàng OCOP của nhà hàng Gió Biển (TP. Rạch Giá).

 

Trước đó, trong hai ngày 9 và 10-9, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp tỉnh phối hợp Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Phú Quý Kiên Giang tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức tin học phục vụ chuyển đổi số cho 100 cán bộ, hội viên, nông dân năm 2024. Nhằm trang bị kiến thức tin học và ứng dụng công nghệ AI, phần mềm AIVA cho cán bộ, hội viên, nông dân để phục vục cho công tác hội và phong trào nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

Đặng Linh-Báo Kiên Giang