Ấu trùng ruồi lính đen mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình
(01:11 | 08/11/2024)

Gia đình chị Huỳnh Thị Hằng, ngụ tại tổ Nhân dân tự quản số 09, ấp Cạn Ngọn, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Với quy mô chuồng trại nuôi ấu trùng ruồi lính đen là 300m2, trung bình mỗi ngày chị bán ấu trùng ruồi lính đen thương phẩm từ 70 - 120 kg, với giá 23.000đ/kg, tổng thu trung bình/ngày 1.610.000 - 2.760.000đ, lợi nhuận mang lại/ngày từ 1.030.000 - 2.160.000đ. Nếu tính trung bình/tháng sản lượng ruồi lính đen bán ra là 2.100 - 3.600 kg; chi phí trung bình 17.400.000 - 18.000.000đ/tháng; tổng thu trung bình 48.300.000 - 82.800.000đ/tháng; lợi nhuận mang lại trung bình 30.900.000 - 64.800.000đ/tháng; tỷ suất lợi nhuận trung bình 1.8 - 3.6.

Trao đổi với chị Hằng, chị cho biết: “Cơ duyên chị nuôi ấu trùng ruồi lính đen tạo thêm thu nhập hộ gia đình là do tham quan trại nuôi ấu trùng ruồi lính đen tại một người bạn của đứa cháu. Do bản thân có tính tìm tòi, học hỏi nên người bạn của đứa cháu chia sẽ quy trình kỹ thuật nuôi rất chân thành; đồng thời bản thân chị nhận thấy gia đình có điện tích đất nuôi tôm - lúa 02 ha, nếu nuôi được ấu trùng rùi lính đen thì cung cấp thức ăn cho tôm sẻ giảm giá thành sản xuất, ngoài ra có thể  bán cho những hộ nuôi tôm có nhu cầu dùng ấu trùng ruồi lính đen cho tôm ăn, nếu được như suy nghĩ thì chị có thêm thu nhập từ nuôi ấu trùng ruồi lính đen”.

Nghĩ là làm! Chị bàn với gia đình cất chuồng, trại tiến hành mua trứng ấu trùng về nuôi, bắt đầu từ tháng 01/2024 đến nay. Trong quá trình nuôi tôm chị cho ăn ấu trùng ruồi lính đen, chị nhận thấy môi trường nước ổn định, tôm mau lớn, giảm lượng thức ăn công nghiệp 70% so với khẩu phần ăn/lần/ngày. Khi đó một số hộ nuôi tôm kề cận kể cả những hộ nuôi gà, nuôi chim cút, có nhu cầu mua về để cho ăn. Nên chị mạnh dạng nuôi theo đơn đặt hàng.

Chị cho biết thêm hiện tại mỗi ngày chị mua trứng về nuôi quy mô 10 lọ/ngày, mỗi lọ 250 gam trứng ruồi lính đen, hiện gia đình chị đang chuẩn bị xây dựng thêm chuồng, trại là 200m2 để nuôi, đến khi xây dựng song, tổng diện tích nuôi của gia đình chị là 500m2.

 

Ảnh: Chị Hằng chăm sóc ấu trùng.

 

Trao đổi về kỹ thuật nuôi chi cho biết: Từ khi mua trứng về nuôi đến cho ra ấu trùng thương phẩm là 10 ngày, nuôi trong bể được xây dựng bằng gạch và xi măng, hình vuông, kích thước mổii khuông nuôi ngan 80 cm x dài 150 cm, lượng trứng ruồi nuôi là 01 lọ/250 gam; sử dụng thức ăn gà và thức ăn cá tra, với 01 khuôn/250 gam trứng/10 ngày chăm sóc, tiêu tốn thức ăn là 30 - 35 kg, thức ăn được ủ với men vi sinh, chũng loại men, loại dành cho nuôi tôm, liều lượng ủ men 50 lít nước ngọt/25 kg thức ăn, thời gian ủ 12 - 24 giờ tiến hành cho ấu trùng ăn, khi thấy thức ăn cung cấp ấu trùng không tập trung để ăn thì loại bỏ để bổ sung thức ăn mới. Chị cho biết thêm bả thức ăn của ấu trùng được nén lại thành viên cho cá ăn và ủ với men vi sinh tạc vào ao tôm gây màu nước. Cho đến thời điểm hiện tại chị nhận thấy nuôi ấu trùng ruồi linh đen nhẹ nhàng ích công chăm sóc tạo thêm thu nhập hộ gia đình cao, chị sẳn sàng chia sẽ khinh nghiệm nuôi cho những hộ có nhu cầu.

Hiện tại ngoài gia đình chị Hằng nuôi ấu trùng ruồi lính đen thì người cháu của chị ở cùng địa chỉ cũng xây dựng chuồng nuôi để cung cấp thức ăn cho tôm. Trước mắt hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi ấu trùng ruồi lính đen. Ngoài ra còn mang lại hiệu quả kinh tế từ sử dụng ấu trùng ruồi lính đen cho tôm ăn; Do gia đình chị chưa thu hoạch tôm dức điểm nên chưa đánh giá cụ thể, giảm giá thành nuôi tôm so với sử dụng thức ăn công nghiệp 100% là bao nhiêu, nhưng theo ước tính của gia đình chị giá thành nuôi tôm so với những năm trước giảm trên 30% chi phí.

Vậy có thể khẳng định, mô hình nuôi ấu trùng ruồi lính đen tại hộ chị Huỳnh Thị Hằng  đả mang lại hiệu quả kinh tế cao; thân thiện với môi trường; giải quyết được lao động nhàn rỗi; góp phần đáng kể vào chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đay là mô hình nên nhân rộng trong công đồng dân cư có nhu cầu.

Mai Văn Dũng- HND Thạnh Yên (UMT)