Nguy cơ thiếu nước sạch do quá trình đô thị hóa
(15:28 | 14/07/2015)

 (Cổng  ĐT HND) - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì có tới 80% các loại bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước bị ô nhiễm. Các loại bệnh phổ biến thường gặp ở nông thôn là bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, th­ương hàn, giun sán, phụ khoa… Đôi khi chúng còn lây lan nhanh thành dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc và thậm chí sinh mạng con ngư­ời.

 Nh­ưng vẫn còn không ít người chưa biết tại sao họ lại mắc phải các loại này, trong khi nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh, dịch này là do sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm như: Nước ao tù bị nhiễm chất thải từ các chuồng gia súc hoặc rác thải - nước ở các ao có cầu tiêu ao cá.


Trong các loại nước đó có hàng triệu vi trùng, ký sinh trùng gây ra bệnh tật cho con người; nước bị nhiễm độc bởi phân bón, thuốc trừ sâu; nước sông, mương bị ô nhiễm từ các chất độc hại do vô số rác thải, súc vật chết; thậm chí còn sử dụng nhữ­ng nguồn nước bị ô nhiễm bởi vật chứa không hợp vệ sinh, do tiếp xúc với tay chân bẩn; ngoài ra, nhiều ngư­ời lại có thói quen uống nước sống, không nấu chín nên cũng dễ mắc bệnh...


Những tác hại này đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe của từng gia đình và cộng đồng của chúng ta, vì vậy mỗi người chúng ta cần tìm hiểu chất lượng nước thế nào được gọi là sạch để biết cách bảo vệ và sử dụng hợp lý.


Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, dự báo đến năm 2025 dân số đô thị của Việt Nam lên tới 52 triệu người và sẽ là thách thức lớn cho lĩnh vực cung cấp nước sạch, cũng như việc thoát nước và xử lý nước thải. Dân số gia tăng, sự phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu... khiến nguồn nước sạch đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.


Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoang, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.


Điển hình như xã Hưng Thạnh tỉnh Tiền Giang, vùng ngoại thành TPHCM dân cư vẫn phải dùng nước chưa an toàn sinh hoạt hàng ngày.Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.

Theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hàng năm gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.Trên thực tế, một số địa phương các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến 50%.


Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3 một người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta.


Một kết quả điều tra xã hội học trong cư dân sinh sống trên lưu vực các con sông tại Việt Nam, đến hơn 30% số người được hỏi về sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch đều chưa nhận thức được hết hậu quả nghiêm trọng, dù tình trạng này thường xuyên tác động đến sức khỏe, đời sống không chỉ riêng bản thân mà cả gia đình họ. Điều đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch, thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước của người Việt Nam chưa cao, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm nước sạch đã hiếm lại đang bị hoang phí ở nhiều nơi.


Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tiết kiệm nước, hiện nay nhiều địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM, Tiền Giang và Cần Thơ, luôn tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên nước….
Bởi nước rất cần thiết cho chúng ta. Nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Cho nên, việc bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân.


Vân Vy