Báo cáo: Tổng kết mô hình điểm thực hiện đề tài 01 vụ Lúa – 02 vụ Khoai lang tại ấp Mỹ Thái , xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
(15:46 | 04/11/2015)

 Báo cáo: Tổng kết mô hình điểm thực hiện đề tài 01 vụ Lúa – 02 vụ Khoai lang tại ấp Mỹ Thái , xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

 

  I/ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA VÙNG TRIỂN KHAI

 

Mỹ Thái là xã vùng sâu vùng xa, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng hoa màu. Diện tích tự nhiên của toàn xã 7.454,2 ha, trong đó: diện tích lúa hai vụ là 7.126,31 ha, diện tích hoa màu 332 ha chủ yếu là khoai lang và dưa hấu. Dân số là 969 hộ, bao gồm 4264 khẩu, 5 ấp, 34 tổ nhân dân tự quản. Trong đó, dân tộc Khmer có 57 hộ, với 292 khẩu, chiếm 6,8% dân số trong toàn xã.

Nông nghiệp chiếm 84% GDP, chất lượng, năng suất lao động thấp, phần lớn sản xuất chưa qua đào tạo và đời sống nông dân phụ thuộc vào nông nghiệp nên chất lượng cuộc sống chưa cao. Tỷ lệ hộ có thu nhập giàu, khá chiếm 60%; hộ thu nhập trung bình chiếm 31%, hộ nghèo chiếm 4,35% và hộ cận nghèo chiếm 4,65%. Theo kết quả đánh giá cuối năm 2014 của UBND xã Mỹ Thái, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với tỷ lệ bình quân của tỉnh.

          Ấp Mỹ Thái thuộc địa bàn xã Mỹ Thái, có điều kiện giao thông, thủy lợi thuận lợi để phát triển nông nghiệp, với diện tích tự nhiên 1.200 ha. Trong đó đất trồng lúa chiếm 1.144 ha, đất trồng hoa màu là 120 ha, có 285 hộ, với tổng số 1.269 khẩu. Trong đó hộ giàu, khá chiếm 57%, hộ; hộ trung bình là 40%; còn lại 3% là hộ nghèo. Thu nhập người dân chủ yếu từ nông nghiệp chiếm 70%, trồng hoa màu, khoai lang chiếm 30%. Ấp Mỹ Thái có tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 65%, phần lớn chưa qua đào tạo, chưa được tham gia tập huấn, canh tác theo phương thức truyền thống. Từ đó, năng suất sản xuất không cao, thu nhập bấp bênh, đời sống của người nông dân còn nhiều khó khăn.

Từ tình hình thực tế của địa phương cần có một dự án nhằm nâng cao, năng suất lúa và khoai lang để cải thiện thu nhập, đời sống của người dân, thông qua dự án có thể tạo điều kiện cho nông dân trong vùng tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới về trồng lúa, trồng khoai lang theo qui trình VietGAP và thay đổi dần tập quán sản xuất theo kiểu truyền thống sang sản xuất theo qui trình kỹ thuật được tập huấn để tăng hiệu quả sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích.

Dự án sẽ góp phần vào đóng góp phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và giúp nhau làm giàu chính đáng” và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chấp hành sự chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Thường trực Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, Hội Nông dân xã Mỹ Thái xây dựng mô hìnhtriển khai tại ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái và thành lập tổ trực tiếp chỉ đạo tiến hành khảo sát và xây dựng dự án triển khai mô hình điểm, với tổng diện tích 27 ha, số hộ thực hiện dự án là 12 Hộ.

II. MỤC TIÊU MÔ HÌNH:

Chuyển giao khoa học, kỹ thuật, từng bước thay đổi tập quán sản xuất truyền thống từ cá thể sang tập thể, tiến tới xây dựng, hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng theo hướng bền vững, tăng lợi nhuận trên cùng một đơn vị diện tích, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

          Tận dụng thời gian nông nhàn của người lao động trong độ tuổi hiện có của mỗi hộ gia đình trong mô hình, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tiếp cận nguồn vốn với mức phí thấp, tăng thu nhập, vươn lên khá - giàu.

          Thông qua mô hình góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng phát triển nhanh và đi vào chiều sâu, gắn với xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

III. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI MÔ HÌNH

1. Phương thức triển khai:

Trên cơ sở về diện tích, số hộ tham gia, cơ cấu mùa vụ, điều kiện tự nhiên xét thấy điều kiện ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái thuận lợi cho việc đầu tư dự án sản xuất với mô hình 01 vụ Lúa - 02 vụ Khoai theo hướng VietGAP.

2. Họp dân triển khai mô hình:

Tổ chức họp 12 hộ dân để quán triệt các chủ trương của tỉnh, huyện về mô hình và phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đồng thời trao đổi về mục đích, ý nghĩa và các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong thực hiện mô hình: như làm đất, chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và thực hiện các điều kiện cần thiết, thông tin thêm một số đầu ra của sản phẩm chuẩn bị làm mô hình.

 Trao đổi thống nhất về hỗ trợ một phần điều kiện sản xuất, phương thức giao nhận vật tư và thanh quyết toán, giá lúa giống, khoai giống, phân bón, thuốc BVTV, thực hiện các quy trình theo hướng VietGAP.

Qua trao đổi nông dân nắm, hiểu và tự nguyện đăng ký tham gia mô hình.

3. Tập huấn: Hội Nông dân xã phối hợp với Tổ Chỉ đạo xã điểm tổ chức 1 cuộc tập huấn với đại diện 100% số hộ nông dân trong mô hình đến dự.

Nội dung tập huấn: Nhận thức chung về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức xây dựng mô hình điểm, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Hội Nông dân về đẩy mạnh thực hiện phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi các cấp. Đồng thời hướng dẫn về quy trình thực hiện mô hình trồng lúa – khoai lang: làm đất, gieo sạ, quản lý sâu hại, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Các yêu cầu trong sản xuất lúa theo hướng VietGAP, hướng dẫn cách ghi chép sổ tay, cập nhật các chi phí trong sản xuất.

4. Theo dõi tư vấn kịp thời cho nông dân:

Tổ chức vận động nông dân thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao, canh tác 02 vụ khoai lang theo qui trình được tập huấn, theo dõi hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng theo biểu mẫu, phát hiện và phòng trừ dịch hại, các biện pháp canh tác.

Theo dõi, ghi chép, lấy mẫu, các chỉ tiêu về các nội dung liên quan để tổng hợp, so sánh đánh giá với ruộng đối ứng.

Hướng dẫn điều tra phát hiện các dịch hại trên lúa, khoai Lang và biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả.

5/ Tổng hợp tình hình, số liệu viết báo cáo cuối vụ tại mô hình có phân tích đánh giá hiệu quả, đầy đủ chính xác, rút kinh ngiệm cho vụ sau.

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Cụ thể của mô hình là: Diện tích 01 vụ Lúa và 02 vụ khoai lang 27 ha có bờ bao khép kính, chủ động lịch thời vụ và bơm tát; chọn giống lúa chất lượng, kháng được bệnh, gieo sạ đồng loạt; chất lượng cao, kháng được sâu, bệnh; tìm dịch vụ cung ứng đầu vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tìm thị trường cho sản phẩm đầu ra.

1. Phương thức hỗ trợ

* Đối với 1 vụ Lúa (vụ đông xuân):

                                                                                      Đơn vị tính: 1.000đ

Vụ thực

hiện

Diện tích (ha)

Số hộ tham gia

Nhà nước hỗ trợ

Dân đối ứng

Tổng số tiền

Lúa giống

Phân bón

Lúa giống

Phân bón

Lượng

(kg)

Tiền

(đồng)

Lượng

(lít/ kg)

Tiền

(đồng)

Lượng

(kg)

Tiền

(đồng)

Lượng

(lít/kg)

Tiền

(đồng)

 

Đông xuân

27

12

1.940

25.220

 

29.575

1.300

16.900

 

69.080

140.775

Tổng cộng

27

12

1.940

25.220

 

29.575

1.300

16.900

 

69.080

140.775

Qua thực hiện 1 vụ Lúa tổng số tiền thực hiện: nhà nước đã hỗ trợ số tiền 54,795,000đ gồm các nguồn vốn:

- Nguồn vốn Khoa học và Công nghệ: 22.995.000 đ

+ Giống: 7.220.000 đồng.

+ Phân Đại Nông: 15.750.000 đồng.

- Nguồn vốn Sự nghiệp kinh tế Hội: 32.825.000 đ

+ Giống: 18.000.000 đồng.

+ Phân Đại Nông: 14.825.000 đồng.

- Nguồn lúa Giống: Lúa được hỗ trợ là giống nguyên chủng do Trung tâm Giống Nông Lâm Ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang sản xuất:

Vụ thực hiện

DT (ha)

Số Hộ

Giống Lúa

Đông xuân

27

12

OM 9577

2./  Hoạch toán kinh tế:

Vụ thực hiện

MH

NS (tấn/ha)

Giá bán (đồng/kg)

Tổng chi (1.000đ)

Tổng Thu (1.000đ)

Lãi (1.000đ)

Giá Thành (đ/kg)

1 vụ Lúa

 

Mô hình thực hiện

7.700

5.500

21.910

42.350

20.440

2.845

 

Đối chứng

7.500

5.400

22.450

40.500

18.050

2.993

Chênh lệch

 

 

 

 

 

 

* Đối với 02 vụ Khoai:

                                                                                                          ĐVT: 1.000 đ

Vụ thực

hiện

Diện tích (ha)

Số hộ tham gia

Nhà nước hỗ trợ

Dân đối ứng

Tổng số tiền

Khoai giống

Phân bón

Khoai giống

Phân bón

Lượng

(dây)

Tiền

(đồng)

Lượng

(lít/ kg)

Tiền

(đồng)

Lượng

(kg)

Tiền

(đồng)

Lượng

(lít/kg)

Tiền

(đồng)

 

Vụ 1/2015

27

12

810.000

28.710

 

46.428

 

 

 

1.544.886

 

Vụ 2/2015

27

12

810.000

28.710

 

46.428

 

 

 

1.544.886

 

Tổng cộng

54

24

1.620.000

57.420

 

92.856

 

 

 

3.089.772

 

    Qua thực hiện 2 vụ Khoai Lang, nhà nước đã hỗ trợ từ 02 nguồn: Nguồn Khoa học và Công nghệ; Nguồn sự nghiệp kinh tế Hội là số tiền 150.276.000đ.

- Nguồn Khoa học và Công nghệ: 79.140.000 đ

+ Khoai Giống: 15.840.000 đồng.

+ Phân Đại Nông: 63.480.000 đồng.

- Nguồn Sự nghiệp kinh tế Hội: 71.136.000 đồng.

+ Khoai Giống: 41.580.000 đồng.

+ Phân Đại Nông: 29.556.000 đồng.

- Giống khoai do hộ sản xuất giống trong vùng cung cấp phù hợp với điều kiện sản xuất của mô hình:

* Xuống giống :

Vụ thực hiện

DT (ha)

Số Hộ

Giống

Vụ 1/2015

27

12

Khoai đỏ

Vụ 2/2015

27

12

Khoai đỏ

2./  Hoạch toán kinh tế

                                                                                                Đơn vị tính: 1.000đ

Vụ thực hiện

MH

NS (tấn/ha)

Giá bán (đồng/kg)

Tổng chi (1.000đ)

Tổng Thu ( 1.000đ)

Lãi (1.000đ)

Giá Thành (đ/kg)

2015

 

Mô hình thực hiện

30

5.000

80.000

150.000

70.000

2.666

 

Đối chứng

29

4.800

83.000

139.000

56.000

2.862

Chênh lệch

 

 

 

 

 

 

3- Kết quả thực hiện một số giải pháp kỷ thuật chủ yếu:

a)                          Làm đất: Nói chung là thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn, tuy

nhiên phần làm đất cho 2 vụ khoai lang cần chú ý đất trồng phải được cày bừa kỷ, tơi xốp và làm sạch cỏ sau đó lên luống rộng 1,4m, cao 40cm, lên luống chọn hướng đông tây là thích hợp.

          Khâu cày xới lên líp tính cho 1000m2:

-         Cày 2 tác =               200.000đ;

-         Xới 3 tác =                600.000đ;

-         Lên líp 1 tác =           220.000đ;

-         Công đào đầu băng = 220.000đ.

b)                          Giống: khoai dễ trồng nên chọn dây hoặc củ, đảm bảo mạnh khõe không

sâu bệnh, tuổi dây từ 45 – 75 ngày, chỉ sử dụng đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm giây giống, độ dài từ 25 cm; mật độ trồng 5.000 dây/1.000m2.

-         Giá thành 5.000 dây = 500.000đ;

-         Công trồng =               300.000đ.

c)                           Chăm sóc: Sau khi trồng khoai tiến hành tưới nước, làm sạch cỏ dạy xới

đất vun nhẹ vào gốc, thường xuyên giữ ẩm thích hợp, khi khô hạn phải cần tưới nước và cho nước vào ruộng khoai phù hợp để khoai phát triển.

           Các giải pháp kỷ thuật trên chủ yếu về khoai lang những kinh nghiệm trong phòng trị sâu bệnh.

d)                          Phòng chống dịch hại: Có một số loại sâu bệnh trên dây khoai đỏ chủ

yếu là sùng còn gọi là bọ hà và một số sâu ăn tạp. Để hạn chế sâu bệnh nên luân canh 1 vụ lúa 1 vụ khoai. Sau thu hoạch thu gom toàn bộ dây khoai, củ đã bị sùng đưa khỏi ruộng thiêu hủy để tránh sùng cho vụ sau hoặc bơm nước vào ruộng ngăm để diệt sùng hoặc dùng thuốc PCRAN – VITACO = 300.000đ/1000m2.

-         Một số loại sâu bệnh khác xuất hiện 1 dài nơi như: bệnh lở cổ rễ sử dụng

thuốc VALITIGI 5sl; bệnh chạy dây sử dụng thuốc AGRI – BUS. Lều lương sử dụng đúng theo hướng dẫn trên bao thuốc.

e)                           Phân bón: Cho 1.000m2     Bón phân có thể chia thành 3 đợt:

Đợt 1: thời kỳ cây 7 ngày tuổi

-         10kg phân bón Đại nông: 4kg x 12.000đ/kg = 120.000đ;

-         5kg Ure x 8.000đ/kg = 40.000đ;

-         0,5kg kali x 9.000đ/kg = 45.000đ.

Đợt 2: Thời kỳ cây 20 ngày tuổi

-         Xịt phân Đại nông 3 phân bón lá chai 500cc = 50.000đ;

-         10kg phân Đại nông 4 x 12.000đ/kg = 120.000đ;

-         5kg kali x 9.000đ/kg = 45.000đ;

-         5kg DAP x 12.000đ/kg = 60.000đ;

-         0,3kg phân Đại nông N999 = 40.000đ;

Đợt 3: Bón vào thời kỳ dây khoai khoản từ 70 – 75 ngày tuổi

-         10kg Kali x 9.000đ/kg = 90.000đ;

-         10kg Đại nông 4 x 12.000đ/kg = 120.000đ;

-         5kg Ure 8.000đ/kg = 40.000đ;

-         5kg DAP x 12.000đ/kg = 60.000đ.

* Nhận xét về kết quả thực hiện:

- Qua thực hiện năng suất trung bình 1 vụ khoai lang đạt 30 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng là 2 tấn/ha, trung bình hiệu quả kinh tế là 70.000.000 đồng/ha cao hơn so với đối chứng là 14.000.000đ/ha, trung bình chi phí sản xuất là 80.000.000đ/ha giảm hơn so với ruộng đối chứng là 3.000.000đ/ha (chưa tính phần vốn hỗ trợ và vốn ưu đãi lãi xuất thấp).

- Đối với 1 vụ lúa: năng suất trung bình 1 vụ lúa đạt 7,7 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng là 0,2 tấn/ha, trung bình hiệu quả kinh tế là 20.440.000 đồng/ha cao hơn so với đối chứng là 2.390.000đ/ha, trung bình chi phí sản xuất là 21.910.000đ/ha giảm hơn so với ruộng đối chứng là 540.000đ/ha từ việc giảm giống, giảm phân bón giảm số lần phun thuốc BVTV nhưng năng suất vẫn đảm bảo (chưa tính ưu đãi về các nguồn vốn).

- Qua mô hình đã tập huấn, hội thảo, ghi chép, đã tổ chức được 2 đợt tập huấn kỹ thuật canh tác lúa, khoai lang theo hướng VietGAP, tổ chức 1 cuộc hội thảo sơ kết, đã cấm 1 bảng cấm lớn, phát 30 cuốn sổ tay cho 30 hộ tham gia. Ngoài ra, còn biết được vòng đời sinh trưởng của con sùng trên củ khoai.

- 12 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và nguồn sự nghiệp kinh tế của hội là: 205.071.000 đồng.

- Ngoài ra, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh đã cho vay 12 hộ trong mô hình với số tiền: 450.000.000 đ, với mức phí thấp.

- Ngoài kết quả nêu trên mô hình còn thực hiện đồng bộ quy trình tổ chức phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và Dân vận khéo do xã phát động và nhiều hộ được biểu dương khen thưởng, trong đó có 1 hộ (Giám đốc HTX được Trung ương bình chọn là nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2015.  

IV. LỢI ÍCH (KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG)

1. Về kinh tế:

Qua mô hình 1 vụ lúa – 02 vụ khoai, nông dân trong mô hình đã tăng về thu nhập, minh chứng là thu nhập bình quân giai đoạn năm 2013-2014 là 96 triệu đồng/ ha/năm tăng lên 160.540.000 đồng. Hộ khá giàu và hộ đạt chuẩn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đạt 100%, tăng 30% so với năm trước.

Nâng cao được trình độ sản xuất những nông dân tham gia mô hình, nâng cao đời sống vật chất, tin thần làm tiền đề cho những năm tiếp theo.

Nông dân trong mô hình đã cùng nhau bàn bạc tìm ra đầu ra cho sản phẩm, tìm nhiều đối tác, không chỉ trong tỉnh, còn liên hệ một số Công ty tại TP. Hồ Chí Minh.

Mô hình sản xuất trái vụ so với một số tỉnh nên giá bán cao hơn so với khoai lang của 01 số tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long.

 

2. Về xã hội:

Qua mô hình đã góp phần tạo được việc làm cho lao động thường xuyên vào mùa vụ với thu nhập bình quân đầu người bằng 3 triệu đồng/tháng, giải quyết hơn 100 lao động nhàn rỗi ở địa phương vào mùa vụ.

Tổ chức những buổi tập huấn, hội thảo lồng ghép tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước và các chủ trương liên quan đến Hội Nông dân, từ đó góp phần tăng nhận thức của nông hộ trong việc chấp hành, thực hiện.

Mô hình đạt được những hiệu quả về kinh tế, đã tham gia đóng góp vào một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới như: tiêu chí về thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường, hộ nghèo, giáo dục, giao thông nông thôn…

Thông qua mô hình đã phát triển được 30 hội viên, thành lập được một Hợp tác xã trồng Khoai Lang hoạt động hiệu quả, góp phần vào xây dựng củng cố tổ chức Hội, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội. Sau khi thành lập Hợp tác xã khoai lang Mỹ Thái đã tham gia công tác từ thiện bắt được 5 cây cầu, trị giá 50 triệu đồng/cây, hỗ trợ hủ gạo cho người nghèo 10 kg/hộ/tháng, giúp 3 hộ thoát nghèo, giúp 06 hộ tăng gia sản xuất.

Các thành viên tham gia dự án trở thành một tuyên truyền viên tốt cho nông dân sản xuất lân cận, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

3. Về môi trường:

Nông dân tham gia mô hình nhận thức được các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn, đạt chất lượng không gây hại cho sức khỏe bản thân, cộng đồng và ô nhiễm môi trường sống.

Mô hình đã sử dụng phân bón Đại Nông đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường sản xuất của nông dân, giảm chi phí sản xuất.

Giúp nông dân tham gia mô hình sản xuất theo qui trình an toàn, bảo vệ môi trường.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

* Thuận lợi:

- Qua thực hiện mô hình 01 vụ Lúa – 02 vụ khoai lang người dân đã được tiếp cận khoa học kỹ thuật canh tác lúa theo hướng VietGAP, năng suất tăng dần theo từng vụ, chi phí đầu tư giảm, nông dân bắt đầu hình thành thói quen ghi chép sổ nhật ký, thay đổi một phần tập quán sản xuất truyền thống.

- Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất tập trung, sản phẩm làm ra lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn.

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, trong đó những kinh nghiệm thực hiện tiển trong phòng trị sâu bệnh cho khoai lang; có tính toán, sắp xếp lịch thời vụ nên về năng suất, chất lượng sản phẩm tốt và giá thành bán ra cao.

- Được sự quan tâm của Hội Nông dân các cấp, cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị chuyên môn hỗ trợ, đặc biệt sự quan tâm của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã hỗ trợ một phần kinh phí cho thực hiện mô hình.  

* Khó khăn:

- Trạm bơm điện chưa có, giao thông đi lại quanh xã còn gặp nhiều khó khăn, ứng dụng máy cơ giới hóa còn chưa.

- Việc nhân rộng mô hình còn nhiều hạn chế, do giá lúa, khoai lang bấp bênh, điệp khúc trúng mùa mất giá vẫn diễn ra không chỉ tại mô hình, mà trên qui mô cả vùng, cả nước.

- Trong tham gia mô hình còn một số hộ nông dân quanh vùng chưa quen, chưa mạnh dạn thay đổi tập quán sản xuất, phần nào ảnh hưởng đến kết quả thực hiện mô hình.

- Chưa mở được lớp dạy nghề cho những hộ tham gia dự án và các hộ lận cận.

V. Kết luận và kiến nghị:

1. Kết luận

Thông qua thực hiện mô hình thí điểm 01 lúa – 02 khoai lang tại ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất đã đạt được các mục tiêu ban đầu đề ra của dự án là nâng mức thu nhập bình quân 1 ha lên trên 160 triệu đồng, giúp được 03 hộ thoát nghèo, tạo ra việc làm cho hơn 100 lao động nhàn rỗi có việc làm thường xuyên trong mùa vụ, với thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/tháng, giúp người dân trong vùng dự án sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn, sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, giảm được chi phí sản xuất, tiết kiệm nguồn tài nguyên, thực hiện được quy trình kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao, trồng khoai lang theo hướng VietGAP, nâng cao trình độ sản xuất và đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra.

Bên cạnh đó, từ mô hình đã giúp cho những hộ dân trong ấp Mỹ Thái hình thành thói quen liên kết sản xuất từ khâu đầu vào, tìm đầu ra cho sản phẩm, tiếp cận được các nguồn đầu vào sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, tiếp cận nguồn vốn với mức phí thấp như nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh góp phần vào giảm chi phí sản xuất cho nông hộ tham gia dự án.

          Đây cũng là mô hình kiểu mẫu hình thành mô hình sản xuất, tiến đến thành lập Hợp tác xã do Hội Nông dân trực tiếp vận động, thành lập và quản lý đã mang lại hiệu quả bước đầu, tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo, góp phần vào xây dựng, củng cố tổ chức Hội và phát triển và nhân rộng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và giúp nhau làm giàu chính đáng ở cơ sở.

2. Kiến nghị:

Cần nhân rộng mô hình sản xuất kiểu mẫu 01 vụ lúa – 02 vụ khoai như ở ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất.

Đề nghị nhà nước đầu tư trạm bơm điện, xây dựng giao thông hoàn chỉnh, hỗ trợ xã viên vay vốn mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường tập huấn, mở lớp nghề trồng lúa, trồng khoai lang, liên kết đầu ra cho sản phẩm, tìm các đối tác đầu vào nhằm giúp giảm giá thành trong sản xuất.

Hỗ trợ tập huấn về lĩnh vực chuyên môn cho Ban lãnh đạo Hợp tác xã, góp phần giúp cho hợp tác xã đi vào hoạt động bày bản, hiệu quả hơn, từ đó tăng thu nhập cho xã viên.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện mô hình điểm, 1 vụ lúa - 2 vụ khoai tại ấp Mỹ Thái, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất.

Quảng Trọng Bích, Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm đề tài