Từ tình hình đó, nhờ có sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương và sự tham mưu của các ban ngành, đoàn thể, tổ Kinh tế kỹ thuật đã tìm tòi, chọn ra loại cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập ổn định. Qua quá trình tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu các loại cây trồng trên địa bàn xã, cuối cùng tìm ra được cây tiêu từ vườn của ông Trần Văn Nguyên, ấp Hòa Phú là người đầu tiên trồng cây tiêu xen vào gốc cây ăn trái trên đất liếp vườn thuộc tuyến sông Cái Bé ông bắt đầu trồng từ năm 2008 với diên tích 1,5 ha trồng 2000 nọc tiêu. Cho năng xuất từ 1- 1,2tấn tiêu hạt/năm/ha với giá từ 130.000đ/kg cho thu nhập 260.000.000đ/năm/ha cao hơn so với các loại cây trồng khác trồng khác đặc biệt là cây lúa trên vùng đất này. Từ đó đánh giá được đối tượng cây tiêu là phù hợp trên loại đất phân phèn dọc theo tuyến sông Cái Bé.
Theo sự chỉ đạo của Đảng ủy, Hội Nông dân phối hợp với UBND và các ban ngành, đoàn thể xã xuống vận động bà con nông dân cải tạo vườn tạp phát triển mô hình cây tiêu trên tuyến sông Cái Bé. Qua công tác vận động, giải trình cho bà con thấy được hiệu quả của cây tiêu so với các cây trồng khác đặc biệt là cây lúa trên vùng đất phân phèn này và điển hình cho bà con tham quan các mô hình trồng tiêu trên địa bàn để thấy được hiệu quả cây tiêu trồng trên vùng đất phân phèn. Qua đó một số bà con đã nhận thức được cây tiêu trồng trên vùng đất này là phù hợp và có lợi nhuận cao, trong khi trồng các loại cây trồng khác trên vùng đất này lợi nhuận không cao.
Thấy được hiệu quả của cây tiêu mang lại cao hơn so với các loại cây trồng khác trên loại đất phân phèn này. Năm 2009 bà con mạnh dạn trồng cây tiêu trên đất liếp vườn trồng cây ăn trái kém hiệu quả như ông Trần Văn Danh trồng 1ha; ông Trần Văn Thuận trồng 2,7ha; ông Nguyễn Văn Huẩn trồng 1,5ha. Lúc đầu những hộ này cũng chưa biết kỹ thuật chăm sóc cây tiêu, từ tình hình thực tế Hội Nông dân phối hợp với trạm BVTV, Phòng nông nghiệp tập huấn chuyển giao KHKT cho bà con nắm được qui trình chăm sóc tiêu và đặt biệt là bà con tự tìm hiểu thêm kinh nghiệm thực tế từ ông Trần Văn Nguyên là hộ trồng trước từ đó và thấy cây tiêu phát tốt và đến năm 2011 tiêu của ông Nguyễn Văn Thuận, ông Trần Văn Danh, ông Nguyễn Văn Huẩn đã thu hoạch và năng suất bình quân trên 900 kg/ha/năm và tương lai cho năng xuất cao, lợi nhuận cũng cao từ đó những hộ này đã mở rộng diện tích thêm như ông Nguyễn Văn Phú đến nay đã mở thêm 2 ha trồng 2.200 nọc tiêu đang cho trái, ông Chao É mở thêm 3 ha được trên một năm tuổi…
Thấy được mô hình trồng tiêu của những hộ đi trước mang lại hiệu quả cao bà con trên tuyến sông Cái Bé, đặc biệt ấp Hòa Phú tiếp tục mạnh dạng mở rộng diện tích trồng cây tiêu trên đất vườn tạp kém hiệu quả này và đến nay tổng diện tích trồng tiêu của toàn xã là 50,2 ha trong đó có trên 45 ha cho thu hoạch ổn định năng suất bình quân 1 tấn tiêu hạt/ha, 4,2 ha từ 1 – 1,5 năm tuổi, 1 ha dưới một năm tuổi.
Trong tình hình giá cả của cây lúa còn thấp và không ổn định như hiện nay trong khi cây tiêu giá lại cao (170.000-180.000đ/kg), ổn định và thích hợp trên loại đất vườn tạp dọc theo tuyến sông Cái Bé chính gì vậy cây tiêu sẽ hứa hẹn cho thu nhập cao và ổn định, diện tích cây tiêu sẽ không ngừng phát triển. Tuy nhiên cây tiêu chỉ để trồng trên những vùng đất phân phèn trồng lúa kém hiệu quả không nên thấy lợi trước mắc mà mở rộng diện tích đại trà trên cả vùng đất làm lúa năng suất cao điều này sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của cây tiêu.