Vào ngày 7/12/2017, thực hiện Đề tài “Triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu một số đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Chủ nhiệm phối hợp cùng các ngành và Hội Nông dân xã Phi Thông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng hoa huệ cho hộ tham gia thực hiện mô hình và những hộ có nhu cầu trồng hoa huệ trên địa bàn xã Phi Thông. Đến dự lớp tập huấn có đồng chí Doãn Tấn Đạt - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, Chủ nhiệm đề tài; Đ/c Trương Thị Anh Đào - Chuyên viên Phòng KH&CN cơ sở - Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang; Đ/c Huỳnh Văn Rỡ - Phó Chủ tịch UBND xã Phi Thông và 30 hộ nông dân.
Qua lớp tập huấn kỹ thuật trồng hoa huệ các hộ nông dân được trang bị thêm kiến thức như kỹ thuật làm đất, chọn giống hoa huệ có chất lượng, cách xử lý củ giống trước khi trồng, chế độ phân bón cho cây huệ và cách phòng trừ sâu bệnh trên cây huệ.
Mô hình trồng hoa huệ trắng là 1 trong 7 mô hình của đề tài “Triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu một số đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Thông qua những mô hình này Hội Nông dân tỉnh mong muốn góp phần cùng sở Khoa học và Công nghệ đưa những tiến bộ khoa học học đến với người nông dân gần hơn và từ những mô hình này góp phần đóng góp vào xây dựng, củng cố tổ chức Hội ở cở sơ.
Ảnh: Quang cảnh buổi tập huấn
Cũng từ các mô hình trồng hoa huệ trên địa bàn thành phố Rạch Giá, nông dân được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế thành phố đầu tư 36.000.000đ cho 9 điểm sử dụng hệ thống tưới phun trên hoa huệ cho các hộ nông dân trên địa bàn phường Vĩnh Thông và xã Phi Thông. Tại đây đã tổ chức buổi hội thảo điểm trình diễn sử dụng hệ thống phun tưới tự động cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia. Qua hội thảo cho thấy điểm trình diễn sử dụng hệ thống tưới phun tự động lợi nhuận cao hơn 4,5 triệu đồng/1.000m2 so với điểm đối chứng do tiết kiệm được chi phí tưới nước, nhân công tưới và điện năng tiêu thụ.
Kết quả điểm trình diễn sử dụng hệ thống tưới phu tự động trên hoa huệ giải quyết khó khăn khi nhu cầu thiếu lao động, giá nhân công cao. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đưa cơ giới hóa vào sản xuất từng bước ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, giảm công lao động, rút ngắn thời gian tưới, đất có độ ẩm cao, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng và gãy dập hoa, giảm chi phí sản xuất góp phần thúc đẩy đưa cơ giới hóa vào sản xuất xây hoa trong thời gian tới, đồng thời hình thức này góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, nâng cao giá trị sản xuất.
Ảnh: Hệ thống tưới phun trên hoa huệ