Nâng cao hiệu quả triển khai Ứng dụng các giải pháp đạt giải trong “ Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Kiên Giang”
(07:50 | 13/12/2017)

 Hội thi Sáng tạo kỹ thuật (STKT) là phong trào thi đua lao động sáng tạo của toàn dân, gồm đủ các thành phần công, nông, thương, sĩ trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhằm góp phần thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo, khai thác, phát huy tiềm năng sáng tạo to lớn của quần chúng nhân dân, không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nhanh chóng ứng dụng đưa tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào phục vụ sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương và đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước.

 

         Việc đẩy mạnh phong trào STKT rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là áp dụng hiệu quả những thành tựu STKT vào thực tế sản xuất và đời sống luôn là chủ trương lớn và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua. Đặc biệt trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay - Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu (Điều 62 Hiến pháp) và là chìa khóa của tương lai, việc phát triển sâu rộng phong trào STKT; ứng dụng hiệu quả kết quả STKT, không ngừng nâng cao năng suất lao động càng trở nên yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trải qua 10 năm (2007-2017) với 06 lần tổ chức Hội thi STKT có 154 giải pháp STKT đăng ký tham gia, trong đó 63 sản phẩm đạt giải, gồm: giải Nhất 02, giải Nhì: 10, giải Ba: 19 và giải Khuyến khích: 34 (Chi tiết xem Bảng 1).

Bảng 1. Số sản phẩm tham gia Hội thi STKT và số giải đạt

qua 06 lần Hội thi

GIẢI

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Tổng số

2007

2008-2019

2010-2011

2012-2013

2014-2015

2016-2017

Giải I

 /

 /

 /

2

2

Giải II

1

2

2

2

1

5

10

Giải III

2

2

4

3

3

9

19

Giải KK

4

4

4

5

12

13

34

Số đạt giải

7

8

10

10

16

27

63

Số giải pháp

18

19

17

36

28

73

154

 (Nguồn: Nguyễn Xuân Niệm, 2017 – tổng hợp)

Qua các lần Hội thi STKT đã động viên khích lệ được phong trào lao động sáng tạo, tích cực nghiên cứu, ứng dụng đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống trong nhân dân; góp phần nâng cao năng xuất lao động, cải thiện đời sống, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong tỉnh.

Thành công của các lần Hội thi STKT là nhờ sự quan tâm ủng hộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối kết hợp hiệu quả của các sở, ban, ngành và chính quyền huyện, thị, thành phố trong tỉnh về việc tổ chức, triển khai Hội thi, đặc biệt là có sự tham gia tích cực của các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Hội thi như Liên hiệp các Hội KHKT; Sở KH&CN; Sở Công thương; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Thông tin và Truyền thông; Báo Kiên Giang; Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh; Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang; các trường cao đẳng;...

Ngoài những giải pháp đạt giải Hội thi STKT được đem vào ứng dụng trong cuộc sống mang lại hiệu quả KT-XH cao, như Máy phun thuốc đa năng của nông dân Lâm Văn Mười, Xe Vespa chữa cháy và Xe tự chế 4 trong 1 (bừa, sạ, bón phân, phun thuốc) của nông dân Nguyễn Cao Thượng;… thì còn nhiều giải pháp khác đạt giải Hội thi STKT nhưng vẫn chưa đem vào ứng dụng.

Ảnh: Ông Nguyễn Văn Khiết (Chủ tịch LHH) (bên trái ngoài cùng) cùng các tác giả đạt giải Hội thi STKT tỉnh KG lần 5 (2014-2015)

     Nhằm đem những giải pháp đạt giải Hội thi STKT vào ứng dụng trong cuộc sống và mang lại hiệu quả KT-XH cao, tôi có những đề xuất như sau:

(i) Liên hiệp các Hội KHKT cần quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các giải pháp đoạt giải như: Biên soạn kỷ yếu phát hành rộng rãi, quay phim, quay clip đăng tải nội dung giải pháp lên các websites của UBND tỉnh và các sở như Sở Thông tin & Truyền thông, Sở KH&CN, Sở Công thương, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh;… mở rộng giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện truyền thông; in ấn phát hành các tờ bướm, brochure gởi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,… đang cần sử dụng.

(ii) Tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đoạt giải rộng rãi trong cộng đồng dân cư và trường học,…

(iii) Mời các tác giả đạt giải trong các Hội thi STKT đến nói chuyện chuyên đề, đối thoại, thuyết trình, giới thiệu các giải pháp của mình cho doanh nghiệp hoặc người sử dụng,…

(iv) Đề nghị Hội đồng KH&CN tỉnh quan tâm có chính sách hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện công nghệ,… để sản xuất ra hàng hóa tăng số lượng và chất lượng đồng đều. Bên cạnh đó, đề nghị Sở KH&CN hỗ trợ trong đó có hỗ trợ viết hồ sơ, thủ tục để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nhằm thương mại hóa sản phẩm. Hiện nay UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình 68 “Hỗ trợ tài sản trí tuệ” giai đoạn 3 (2017-2020) với kinh phí trên 16 tỷ đồng. Đây là một thuận lợi cho giải pháp này.

(v) Tôn vinh những tác giả có giải pháp ứng dụng hiệu quả cao trong cuộc sống vào các dịp Lễ Kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam (18/5), đây sẽ là sự động viên lớn và khuyến khích tinh thần say mê sáng tạo và nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu, sáng chế, đặc biệt là những “kỹ sư chân đất”.

(vi) Đề nghị Liên hiệp các Hội KHKT tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan các giải pháp đạt giải có trách nhiệm ràng buộc trong việc triển khai ứng dụng các giải pháp trên. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, cơ quan, doanh nghiệp nơi tác giả công tác và sinh sống quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tác giả có giải pháp đạt giải triển khai các kết quả ứng dụng nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại đơn vị.

(vii) Xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng các giải pháp đạt giải, trong đó có cơ chế tài chính riêng (tức có mục chi) cho việc triển khai ứng dụng trên. Liên hiệp các Hội KHKT cũng nên tham mưu UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí theo Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ trong Tổ chức Hội thi STKT đã quá cũ (trên 11 năm từ 2006-2017) không còn phù hợp, kinh phí tổ chức Hội thi STKT tỉnh phải lấy từ nguồn của Sở KH&CN, mà nên giao trực tiếp cho Liên hiệp các Hội KHKT để chủ động triển khai Hội thi và triển khai nhân rộng các giải pháp đạt giải.

(viii) Riêng tác giả đạt giải cần định hướng cụ thể việc triển khai ứng dụng giải pháp trước và sau khi tham gia Hội thi. Chủ động tìm nguồn hỗ trợ, xây dựng các chiến lược nhằm thu hút nhà đầu tư. Không dừng lại đó, tác giả phải thường xuyên theo dõi và cải tiến giải pháp của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Giữ mối liên hệ với Ban Tổ chức Hội thi, đặc biệt là Liên hiệp các Hội KHKT và Sở KH&CN để được hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng các giải pháp.

Hy vọng, những đề xuất nâng cao triển khai ứng dụng hiệu quả của các giải pháp đạt giải trong “Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Kiên Giang” trên sẽ thúc đẩy việc triển khai nhân rộng một cách hiệu quả và thiết thực vào phục vụ sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH-MT tỉnh nhà Kiên Giang trong thời gian tới.

Xuân Niệm - Sở KHCN