Từ khi dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế, đời sống của người dân, kiềm hãm sự phát triển của xã hội như: công ty, doanh nghiệp ngưng hoạt động, hoạt động cầm chừng, các loại hàng hóa bị tồn động, công nhân mất việc, nông dân thua lỗ do vật tư đầu vào tăng cao, giá cả nông sản thấp dẫn đến giá thành sản xuất cao, nông dân kém đầu tư, chăm sóc, nên cho ra sản lượng nông sản giảm . . .
Trước thực trạng trên, giải pháp sản xuất nông nghiệp thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch Covid–19 là rất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực, hạn chế rủi ro, ổn định giá trị nông sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Đối tượng sản xuất: Xác định, thực hiện rõ theo vùng sản xuất được quy hoạch như: vùng chuyên lúa 2 vụ/năm; vùng một vụ tôm một vụ lúa/năm, loại giống gieo trồng thích nghi từng vùng đất, cho ra sản lượng nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường, phát huy vai trò làm ăn kinh tế tập thể nhằm có được chủng loại, diện tích, sản lượng, chất lượng đủ lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Sản xuất tuân thủ thời vụ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn cùng với thổ nhưỡng, thời tiết của vùng. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như VietGAP, GlobalGAP, Hữu cơ nhằm tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao giá trị nông sản. Thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sau thu hoạch.
Để đạt được những kết quả nêu trên rất cần sự kết nối chặt chẽ giữa cấp quản lý Nhà Nước, cơ quan chuyên môn, công ty, doanh nghiệp và nông dân cùng nhau trao đổi, thống nhất loại hình sản xuất, phương thức sản xuất, hợp đồng cam kết, trên cơ sở đó tạo nên liên kết chuỗi giá trị ổn định trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang diễn ra.