Hồ tiêu, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương từ lâu nổi tiếng có vị cay, nồng có giá trị thương phẩm cao, được nhiều người ưa chuộng. Hiện toàn xã Dương Hòa có trên 100 hộ trồng với trên 60 ngàn bụi. Tuy nhiên, những năm qua việc khai thác, tiêu thụ Tiêu của người dân manh nha nhỏ lẻ, chỉ mang tính chất hộ gia đình. Đây là lỗ hổng để các thương lái tìm cách ép giá, làm giảm giá trị kinh tế của loại cây trồng này.
Đối với Mắm ruốc xã Bình An, đây là ngành nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là nghề truyền thống. Hiện nay tại xã Bình An có khoảng 100 hộ làm mắm ruốc, sản lượng 36 tấn/năm. Nghề này phát triển tạo công ăn việc làm cải thiện kinh tế, nâng cao thu nhập hộ gia đình. Tương lai, chính quyền xã sẽ quy hoạch và hướng dẫn bà con phát triển nghề theo hình thức liên kết tập thể nhằm nâng cao chất lượng, giúp tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững cho địa phương.
Ảnh: Thông qua logo và quy chế nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu Dương Hòa và Mắm ruốc Bình An tại hội thảo
Trước thực trạng đó, để nâng cao giá trị thương phẩm, tăng sức cạnh tranh của Hồ tiêu Dương Hòa và Mắm ruốc Bình An, huyện Kiên Lương trên thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn bà còn trong xã đăng ký nhãn hiệu tập thể. Tại hội thảo đại diện các hộ chuyên trồng hồ tiêu, làm mắm ruốc đã thảo luận và thống nhất quy chế 5 chương, 15 điều về sử dụng nhãn hiệu độc quyền và chọn logo cho thương hiệu của địa phương.
Việc xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể ghẹ lột Cầu Đá đảm bảo nâng cao giá thành, ổn định thị trường tiêu thụ là niềm vui chung cho những hộ bám trụ với nghề ghẹ lột nơi đây. Đây là tiền đề giúp quảng bá sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, tạo bước phát triển bền vững cho các hộ kinh doanh khai thác và chế biến ghẹ lột bám nghề và mở rộng quy mô sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.