Cổng thông tin điện tử Kiên Giang

Khoa học công nghệ

Xem với cỡ chữAA

Thành tựu khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang 2016

(09:19 | 23/12/2016)

 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Điều 62 có ghi Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước. Từ đó ngành KH&CN đã thực sự được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp tích cực của các ban, ngành và các địa phương, đã từng bước thể hiện được vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Nhiều nhiệm vụ chủ yếu về KH&CN như nghiên cứu, ứng dụng, quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kiểm định các phương tiện đo, quản lý an toàn bức xạ hạt nhân, phát triển sở hữu trí tuệ, phát triển tiềm lực KH&CN,… đã được triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt từ khi triển khai Luật KH&CN, 2013 trong đó phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, sự nghiệp KH&CN tỉnh nhà được quan tâm nhiều hơn.  

 Về nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ:

       Năm 2016 đã và đang triển khai 80 đề tài, dự án gồm: 02 dự án Trung ương thuộc Chương trình Nông thôn miền núi (đã nghiệm thu đạt kết quả khá); 78 đề tài, dự án cấp tỉnh. 30 mô hình ứng dụng các tiến bộ công nghệ phục vụ phát triển KT-XH tại các địa phương trong tỉnh và 65 đề tài cấp cơ sở triển khai phục vụ phát triển sự nghiệp các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện tỉnh và một số đơn vị có nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học như Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên hiệp các Hội KHKT,…

      Các đề tài, dự án cấp tỉnh mô hình ứng dụng KH&CN tại các huyện, thị, thành phố đã đưa các tiến bộ khoa học ứng dụng vào thực tiễn ngay trong quá trình triển khai, điển hình ứng dụng kỹ thuật vi phẫu thuật qua nội soi các u lành tính trên dây thanh âm tại bệnh viện huyện; đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại tỉnh Kiên Giang; bệnh thận do thuốc cản quang ở bệnh nhân sau chụp, can thiệp động mạch vành; nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện. Các vấn đề về nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất, phát triển các lĩnh vực kinh tế của tỉnh như nuôi cá bóp và cá mú trong lồng bè cải tiến trên biển Kiên Hải (Một vài kết quả chính: đã xây dựng quy mô 10 lồng cá bóp kích thước 5x5x3m/lồng, mật độ 8 con/m3; quy mô 10 lồng cá mú kích thước 3x3x3m/lồng, mật độ 25 con/m3 qua đó thu hoạch được 12,501 tấn cá bóp và 2,673 tấn cá mú; chuyển giao 04 quy trình kỹ thuật về nuôi và phòng trị bệnh cho cá bóp, cá mú cho người dân địa phương; đào tạo 07 kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật cho 49 nông dân. Hiện tại, các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại huyện Kiên Hải và Phú Quốc đang tiếp tục phát triển mô hình nuôi 02 đối tượng này). Nuôi sò huyết trên bãi triều và dưới tán rừng ngập mặn vùng ven biển An Biên và An Minh [Một vài kết quả chính: triển khai quy mô nuôi 30 ha/mô hình x 2 mô hình trong điều kiện chịu sự tác động của BĐKH toàn cầu, nhiệt độ thường xuyên ở mức >300C, có lúc 340C, xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên hơn; năng suất và tỷ lệ sống của 2 mô hình (3.443 kg/ha và 3.960 kg/ha, 71,7% và 84%); Đào tạo 06 kỹ thuật viên và tập huấn cho 200 nông dân. Mô hình được đánh giá cao trong việc tăng thu nhập cho người dân); triển khai các biện pháp cộng đng bảo vệ và khai thác ging huyết tự nhiên; nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000 – 2015; giải pháp quản lý, khai thác bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở Vườn Quốc gia (Một vài kết quả chính: đã xây dựng được danh lục các tài nguyên lâm sản ngoài gỗ động vật, gồm 32 loài thú, 184 loài chim, 49 loài lưỡng cư, bò sát, 64 loài cá, 209 loài côn trùng, trong đó có 42 loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam [2007] và Danh lục đỏ IUCN [2012], chia thành bốn nhóm: nhóm cho thực phẩm có182 loài, nhóm cho dược liệu có 21 loài, nhóm làm cảnh có 50 loài, nhóm cho sản phẩm khác có 02 loài. Sản phẩm của đề tài còn xây dựng được bộ tiêu bản động vật (20 loài), thực vật (45 loài); 218 hình ảnh tư liệu về các loài động, thực vật để trưng bày trong Phòng Trưng bày mẫu vật của VQG U Minh Thượng và tham gia hỗ trợ đào tạo được 01 Thạc sĩ; đăng 01 bài báo trên Tạp chí NN&PTNT năm 2016); ứng dụng mã nguồn mở để xây dựng phần mềm quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008 trong các cơ quan hành chính Nhà nước; cải tiến, đổi mới phát triển nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp; sản xuất các loại rau và nấm an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP; mô hình nuôi cua đồng, cá chim vây vàng,… bảo vệ môi trường, bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch sinh thái trong Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN phục vụ Nông nghiệp đến năm 2020”; Kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển nguồn nhân lực KH&CN đến năm 2020”; Quyết định về “Quy định về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh KG”; Dự thảo 02 Quy định quản lý ĐTDA cấp tỉnh và cấp cơ sở (thẩm định lần cuối);… Đã tổ chức thực địa và báo cáo cho Đoàn của UB Giám sát Quốc hội về KHCNMT.

Phát triển tiềm lực cơ sở vật chất về KH&CN:

 Triển khai 04 dự án, các dự án đã và đang được triển khai theo kế hoạch, gồm: Công trình Thử nghiệm lò đốt rác xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên: đã nghiệm thu bàn giao và chạy thử nghiệm. Trên cơ sở hiệu quả thử nghiệm, hiện đang lập kế hoạch nhân rộng cho 4 lò nữa tại Kiên Hải và Kiên Lương. Công trình Trạm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Phú Quốc phục vụ khi Phú Quốc trở thành Đặc khu Kinh tế và là Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tầm khu vực và quốc tế. Công trình Đầu tư chỉnh trang sửa chữa các trại, Trung tâm thuộc Sở KH&CN: đạt 50%.

                                                       Ảnh: Trạm ứng dụng tiến bộ KH&CN (Mặt trước), tháng 12/2016

 

                                      Ảnh: Trạm ứng dụng tiến bộ KH&CN Phú Quốc (Mặt sau), Tháng 12/2016
 

 

                                                              

        Bên cạnh đó, kinh phí sự nghiệp khoa học còn đầu tư phục vụ cho môi trường qua công trình còn lại là Trạm Quan trắc cảnh báo phóng xạ môi trường sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý II/2017. Các dự án về đầu tư nâng cấp năng lực kỹ thuật sản xuất giống và kiểm nghiệm giống thủy sản tại trại Ba Hòn (Kiên Lương) và trại Thứ 6 Biển (An Biên) đã đầu tư từ 2015 nay phát huy tác dụng, góp phần vào phát triển KT-XH tỉnh nhà Kiên Giang. Trong năm đã triển khai nuôi tôm chân trắng trên ao lót bạt 2 giai đoạn do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang thực hiện. 1.000 m2 thu 3 tấn tôm. Giá 165.000 đ/kg. Nếu chỉ nuôi 2 vụ/năm thì 1 ha thu gần 10 tỷ đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                    Ảnh: Tôm chân trắng 35 con/kg ( Mô hình lót bạt 2 giai đoạn tại trại thứ 6 biển, An Biên)

       Sắp tới Sở KH&CN KG và Sở NN&PTNN cùng các cơ quan liên quan trong đó có ngân hàng sẽ đầu tư và chuyển giao mô hình này cho 3 huyện AM, UMT và VT cũng như nghiên cứu thêm mô hình này trên hệ thống nước tuần hoàn vừa tiết kiệm nước và khoáng chất tại 2 Trại trên. Ngoài ra Sở KH&CN còn dự kiến hỗ trợ mô hình 3 con - tôm chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh và mô hình 3 con khác nửa là tôm, cua và sò cùng nuôi xen canh trên một ao, vừa lợi thức ăn mà ít bệnh mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội cao. Tất cả những kết quả trên sẽ góp phần đạt 80.000 tấn tôm công nghiệp/năm mà Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X đã đạt ra. Đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm công nghệ sinh học cho Trung tâm Giống Nông-Lâm-Ngư tỉnh đã góp phần chọn tạo 2 giống lúa GKG5 và GKG24 có khả năng chịu mặn, chất lượng gạo cao đáp ứng xuất khẩu và chống chịu sâu bệnh chính (rầy nâu và bệnh đạo ôn), hiện đang đề xuất khảo nghiệm sản xuất thử để khu vực hóa. Tuy nhiên, so với yêu cầu và xu hướng phát triển hiện nay thì tiềm lực KH&CN vẫn chưa đảm bảo, cần tiếp tục quan tâm tăng cường.

Hoạt động Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang:

       Hoàn thành xây dựng báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm Khu DTSQ Kiên Giang. UNESCO Paris đã thông báo báo cáo đạt kêt quả và sẽ cấp Chứng nhận lần 2. Dự kiến sẽ công bố trong quý I/2017 tại Phú Quốc. In ấn tài liệu và xây dựng video thực hiện Kế hoạch số 59/UBND-KH về tuyên truyền về biển đảo. Xây dựng 02 bảng pano tuyên truyền về Khu DTSQ tại Khu Bảo tồn Loài-Sinh cảnh Phú Mỹ (huyện Giang Thành). Cấp sử dụng Nhãn chứng nhận Khu DTSQ KG cho 02 sản phẩm Rượu sim Bảy Gáo và Nước mắm Thanh Quốc. Triển khai khảo sát thực địa thực hiện đề tài cấp Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu DTSQ KG; làm việc với chuyên gia Trường Đại học Queensland (Úc) về việc báo cáo kết quả chuyến khảo sát, nghiên cứu về chất lượng nước và hệ sinh thái của đầm Đông Hồ và tổ chức thành công hội thảo “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Khu DTSQ Kiên Giang”.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh về KH&CN:

       Phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh phát triển các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong trên địa tỉnh; phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh triển khai kế hoạch Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh. Tham mưu kiện toàn Hội đồng Sáng kiến tỉnh và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng và hướng dẫn xét công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh; tổ chức họp Hội đồng xét sáng kiến cấp tỉnh (đợt 1 cho CCVC quản lý và sự nghiệp Nhà nước có 14/91 sáng kiến được công nhận; đợt 2 cho CCVC ngành giáo dục có 24/448 sáng kiến được công nhận). Hỗ trợ phát triển Nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc thù như Hồ tiêu Vĩnh Hòa Hưng Bắc - Gò Quao, Bí Vàm Răng Hòn Đất (Đến nay toàn tỉnh đã có 18 Nhãn hiệu tập thể). Tăng cường quản lý, sử dụng Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm; hỗ trợ việc xác lập, cấp văn bằng, chứng chỉ quyền sở hữu công nghiệp. Tham mưu BCĐ Đề án ISO hành chính công thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020, đến nay 47/54 cơ quan hành chính thực hiện công bố HTQLCL phù hợp tiêu chuẩn. Tổ chức 02 khóa đào tạo nhận thức và hướng dẫn chuyển đổi về HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cho 200 lượt người; 04 lớp đào tạo, tập huấn các kiến thức về HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO cho các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch mở rộng triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 cho xã, phường, thị trấn: kết quả đạt 34 xã, phường, thị trấn năm 2016. Tham mưu BCĐ Dự án Nâng cao năng suất chất lượng SP, HH cho các doanh nghiệp của tỉnh, triển khai kế hoạch thực hiện năm 2016; tổ chức 02 lớp đào tạo về công cụ cải tiến (thực hành 5S Kaizen).

        Nhìn chung, KH&CN tỉnh Kiên Giang trong năm qua đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành, các cấp quan tâm nên đã có những bước phát triển rõ nét, đạt nhiều thành tựu quan trọng mặc dù vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu phát triển của xã hội, nhưng kết quả đó rất đáng trân trọng vì đã tích cực tạo được những bước đi cơ bản, vững chắc và sẽ là động lực quan trọng cho sự phát triển trong thời gian tới. Trên cơ sở bám sát Chương trình hành động của Tỉnh ủy và các chương trình mục tiêu quốc gia, ngành KH&CN cùng với các sở, ngành, địa phương tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh một mặt kế thừa những thành quả đạt được, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình và các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác về KH&CN để hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN tỉnh Kiên Giang từ nay đến năm 2020./.

TS. Nguyễn Xuân Niệm