Cổng thông tin điện tử Kiên Giang

Văn hóa -thể thao

Xem với cỡ chữAA

PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH KIÊN GIANG TRONG BỐI CẢNH MỚI

(15:43 | 25/06/2020)

Trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước: “Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới”. Ngày 16/6/2020 vừa qua, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh mới”, do PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn làm chủ nhiệm.

Đầu tiên, ThS. NCS. Ngô Thanh Vũ, Phó Chánh văn phòng Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang giới thiệu chương trình và giới thiệu đại biểu. Về phía Nhóm Nghiên cứu của Trường KHXH&NV có PGS.TS. Vân Hạnh và TS. Minh Châu cùng 03 Giảng viên tham dự. Về phía địa phương Kiên Giang, có TS. Nguyễn Xuân Niệm, PGĐ. Sở KH&CN; Ông Doãn Tấn Đạt, PCT. Hội Nông dân tỉnh; Bà Trần Thu Hồng PCT. Hội Phụ nữ tỉnh; Ông Trương Văn Cuội, GĐ. Trung tâm Tư vấn và Phát triển công nghiệp tỉnh; ThS. Nguyễn Văn Nghĩa, Phó TP. Kế hoạch Sở NN&PTNT; ThS. Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng khoa Du lịch Trường Cao đẳng Kiên Giang; ThS.NCS. Lê Ngọc Danh, Giảng viên Trường ĐH Kiên Giang; Ông Đình Quý PCT. Liên minh HTX tỉnh; ThS. Trần Ngọc Khải, TP. Phòng NN&PTNT Giồng Riềng cùng đi 02 Nông dân sản xuất cây ăn quả sầu riêng, măng cụt (hiện 02 sản phẩm này đã có Nhãn hiệu tập thể: Sầu riêng Hòa Thuận, Măng cụt sông Cái Bé). Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang có ThS.NCS. Thái Đắc Tửng cùng Cô Phạm Thị Luyến và 02 Chuyên viên Phòng Quy hoạch và Nghiên cứu phát triển cùng tham dự.

Sau phần giới thiệu, PGS.TS. Vân Hạnh thay mặt Nhóm Nghiên cứu của Trường ĐH KHXH&NV báo cáo tổng quan đề tài, trong đó nhấn mạnh đối tượng, thành phần tham gia, phạm vi nghiên cứu và lợi ích mang lại từ đề tài. PGS.TS. Vân Hạnh nêu ra 04 câu hỏi để thảo luận trong cuộc Tọa đàm này:

(i) Kiên Giang có những sản phẩm nông nghiệp nào để khai thác phát triển du lịch. Hiện trạng khai thác ra sao?

(ii) Các hình thức liên kết để tạo ra chuỗi giá trị cho du lịch nông nghiệp tại Kiên Giang.

(iii) Những thuận lợi, khó khăn để xây dựng chuỗi giá trị cho du lịch nông nghiệp?

(iv) Vai trò của các bên liên quan: Nông dân; doanh nghiệp mua bán; doanh nghiệp chế biến; các nhà lữ hành; chính quyền; các nhà quản lý; các nhà khoa học; các viện trường… trong việc tạo ra chuỗi giá trị cho du lịch nông nghiệp tại Kiên Giang.

 

Ảnh: Quang cảnh buổi tọa đàm

Sau phần giới thiệu, PGS.TS. Vân Hạnh thay mặt Nhóm Nghiên cứu của Trường ĐH KHXH&NV báo cáo tổng quan đề tài, trong đó nhấn mạnh đối tượng, thành phần tham gia, phạm vi nghiên cứu và lợi ích mang lại từ đề tài. PGS.TS. Vân Hạnh nêu ra 04 câu hỏi để thảo luận trong cuộc Tọa đàm này:

(i) Kiên Giang có những sản phẩm nông nghiệp nào để khai thác phát triển du lịch. Hiện trạng khai thác ra sao?

(ii) Các hình thức liên kết để tạo ra chuỗi giá trị cho du lịch nông nghiệp tại Kiên Giang.

(iii) Những thuận lợi, khó khăn để xây dựng chuỗi giá trị cho du lịch nông nghiệp?

(iv) Vai trò của các bên liên quan: Nông dân; doanh nghiệp mua bán; doanh nghiệp chế biến; các nhà lữ hành; chính quyền; các nhà quản lý; các nhà khoa học; các viện trường,… trong việc tạo ra chuỗi giá trị cho du lịch nông nghiệp tại Kiên Giang.

Vào phần tọa đàm: TS. Nguyễn Xuân Niệm, trình bày tổng quan tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Kiên Giang để khai thác du lịch nông nghiệp. Bên cạnh đó, TS. Niệm còn cho biết tên 05 đề tài KH&CN tỉnh KG đã và đang thực hiện có liên quan đến nội dung của đề tài Trường KHXH&NV đang nghiên cứu.

Tiếp theo là các ý kiến khác: Ông Doãn Tấn Đạt cho biết hiện nay Hội Nông dân các huyện/thành đang chủ sở hữu 16 Nhãn hiệu tập thể, đây là điểm thuận lợi du lịch nông nghiệp tiếp cận. Bà Trần Thị Hồng đề nghị đưa phụ nữ tham quan các mô hình thủ công mỹ nghệ để về làm dịch vụ du lịch. Hiện nay xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, phụ nữ người Khmer cũng có các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng nhưng chưa tạo ra mô hình dịch vụ du lịch nông nghiệp. Đề nghị Nhóm Nghiên cứu nên chọn đây làm thử nghiệm mô hình dịch vụ du lịch nông nghiệp. Điều độc đáo, ở đây hàng năm có Sếu đầu đỏ bay về, du khách có thể ngắm Sếu và mua hàng hay trải nghiệm làm hàng thủ công mỹ nghệ cùng thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân tộc Khmer.

 Ảnh: Ban Tổ chức và đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Ông Nghĩa nói: Kiên Giang, biển đóng vai trò rất lớn trong du lịch, không nên bỏ biển trong đối tượng nghiên cứu của đề tài này. Ông Khải đề nghị cần có Doanh nghiệp Ngân hàng tham gia trong chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp. Ông Quý cho biết: Thời gian qua mối quan hệ giữa nông dân với doanh nghiệp chỉ thông qua mua bán sản phẩm lương thực đơn giản, nên thường hay “bẻ kèo”. Đây là một trong những khó khăn trong thực hiện chuỗi giá trị cho du lịch nông nghiệp. ThS.NCS. Tửng thông báo: Sở Du lịch đã có xây dựng các tour, tuyến du lịch nhưng chưa có tour, tuyến du lịch nông nghiệp. Nhóm Nghiên cứu nên tạo ra Bộ tiêu chí để chọn, đánh giá khi thực hiện du lịch nông nghiệp. ThS. Tùng cho biết thêm Trường Cao đẳng Kiên Giang có xây dựng 1 số điểm du lịch kiểu farmstay nhưng không phát triển và nhân rộng được với nhiều lý do và có đề nghị nên tổ chức tập huấn, huấn luyện, đào tạo về ẩm thực, tiếng Anh, giao tiếp, quản lý…

Sau 1 buổi làm việc, Ban Tổ chức nhận được trên 10 lượt thảo luận. Buổi toạ đàm đã thành công tốt đẹp.  Thay mặt Ban Tổ chức, ThS.NCS. Ngô Thanh Vũ cám ơn và mời toàn thể đại biểu chụp hình lưu niệm.

TS. Nguyễn Xuân Niệm (PGĐ. Sở KH&CN Kiên Giang)