(22:51 | 17/11/2019)
Nói đến nuôi cá bống mú, mọi người thường nghĩ đến nghề nuôi cá lồng bè trên biển đang phát triển mạnh tại các xã ven biển và xã đảo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân tại xã Bình An, huyện Kiên Lương đã thả nuôi thành công cá mú trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình ông Trần Kỳ Bá, ở ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương là một trong những hộ nuôi cá mú trong ao đất thành công tại huyện Kiên Lương trong nhiều năm qua. Ông Bá cho biết, trước đây do đã có kinh nghiệm từ nuôi cá mú trên biển nên sau khi từ quê nhà An Giang chuyển đến huyện Kiên Lương sinh sống, gia đình ông bắt đầu triển khai thực hiện mô hình nuôi cá mú được hơn 10 năm nay. Hiện với 1 ha mặt nước, ông Bá chia thành 7 ao nhỏ để nuôi cá, mỗi ao diện tích trên 100 mét vuông. Với diện tích này, mỗi năm gia đình ông thả nuôi khoảng 15 ngàn cá giống có kích cỡ từ cỡ 5 – 8 cm hoặc 10 – 15 cm được nhập từ nước ngoài về. Cá giống khi đem về thả nuôi, ông không thả liền mà vèo trong các mùng để cá thích nghi với nguồn nước trong ao”, ông Trần Kỳ Bá, ở ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, cho biết.
Ảnh: ông Trần Kỳ Bá cho cá ăn
Cũng theo ông Bá, mặc dù loại cá này thuộc dạng dễ nuôi nhưng để nuôi đạt quá trình chăm sóc cá cũng rất công phu. Thời điểm cá dễ phát sinh dịch bệnh và hao hụt nhiều nhất là từ khi nhập cá giống về đến khi nuôi được khoảng 3 tháng, trong giai đoạn này người nuôi phải thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng của cá cũng như theo dõi nguồn nước nuôi trong ao phải đảm bảo theo tiêu chuẩn thì cá mới khỏe và phát triển được.
Hiệu quả sau 3 năm thực hiện Quyết định 81 của Thủ Tướng Chính Phủ