Cổng thông tin điện tử Kiên Giang

Dân Vận Chính Quyền

Xem với cỡ chữAA

Tân Hiệp xây dựng NTM – Chú trọng cảnh quan môi trường Và bảo tồn phát huy nét đẹp truyền thống dân tộc

(15:19 | 11/09/2018)

          Huyện Tân Hiệp nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên và một phần của Vùng Tây sông Hậu, cửa ngõ phía Đông vào tỉnh Kiên Giang, tiếp giáp với huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ và huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang,  với diện tích tự nhiên 491,3 km2, (49,133 ha); trong đó diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ là 36.665ha; cơ sở hạ tầng đã được đầu tư khá hoàng chỉnh. Về đơn vị hành chính, hiện có 11 xã, thị trấn. dân số của huyện là 144.300 người; Dân tộc kinh chiếm 97,06% dân số; dân tộc khmer chiếm 2,56%; dân tộc Hoa chiếm 0,30% và dân tộc khác chiếm 0,07%. với 75 ấp, khu phố và 899 tổ tự quản. Có 01 Đền Hùng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử và văn hóa cấp tỉnh.

       Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cùng với ưu tiên các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, công tác cải tạo cảnh quan môi trường Xanh- Sạch- Đẹp và bảo tồn phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Hiệp đặc biệt quan tâm, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Điều dễ nhận thấy khi về Huyện Tân Hiệp, Đặc biệt là xã Tân Hiệp A và huyện được tỉnh chọn làm điểm Nông thôn mới; đó là sự đổi thay nhanh chóng về mọi mặt. Những ngôi nhà ngói mới, cao tầng mọc lên, những con đường được bê tông hóa nối nhau đi vào tận ngõ từng gia đình, từng hàng rào được làm bằng cột bê tông thẳng tấp, và những hàng rào trồng cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, tạo nên một vùng quê trù phú, chúng ta không chỉ cảm nhận vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống cách mạng mà còn là vẻ đẹp của sự gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, vẻ đẹp của sự cống hiến, lao động miệt mài của người dân để đạt xã nông thôn mới. Cùng với phát triển kinh tế, Huyện Tân Hiệp còn để lại dấu ấn đậm nét trong việc huy động nội lực làm giao thông nông thôn và xây dựng nhà văn hóa. Ngoài hỗ trợ, bà con đã hiến đất, hiến cây và đóng góp ngày công để làm đường, cá biệt, có những gia đình tự nguyện đóng góp hàng chục triệu đồng.

 

 

 

 

Ảnh: Công nhân đang đổ bê tông đoạn đường còn lại tại ấp Kinh 8A, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp.

 

 

Với sự quyết liệt trong quá trình triển khai thực hiện, cộng với sự đồng thuận của quần chúng nhân dân, đến nay, các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã đã bê tông hóa, nhựa hóa 100%, đảm bảo tiêu chí NTM kiểu mẫu. Chỉ tính trong phong trào thực hiện xây mới 3.500 m hàng rào xanh, trồng cây xanh trên các trục đường chính của ấp, khu phố;  trong đó đa số là vận động nhân dân tự trồng, hiện nay hầu hết các tuyến bờ rào đều được trồng cây xanh, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của một vùng quê, chuồng trại chăn nuôi được chỉnh trang theo đúng quy hoạch. đường làng, ngõ xóm trang hoàng, rộng rãi, sạch đẹp. Mặt dù đây là vùng nông thôn với phần đông người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhưng không hề bắt gặp rác thải hay phân gia súc trên đường, tất cả đều được người dân xử lí ngay theo kỹ thuật được hướng dẫn và dùng làm nguồn phân bón cho cây trồng, và được bà con nhân dân ý thức thường xuyên vệ sinh trên phần đường trước nhà mình, góp phần làm xạch sạch đẹp, giao thông đi lại được thuận lợi, an toàn.

Huyện Tân Hiệp có 10 xã và 1 thị trấn. nên đã tiến hành chỉ đạo luôn 10 xã; riêng thị trấn Tân Hiệp tiến hành xây dựng đô thị loại V gắn với NTM (vì 80% đất sản xuất). Đến nay Toàn huyện có 9/10 xã đạt 19 tiêu chí, riêng xã Thạnh Trị đạt 18 tiêu chí; (Đạt 19 tiêu chí; 9 xã, chiếm 90%; Đạt 18 tiêu chí: 01 xã, chiếm 10%). Huyện Tân Hiệp được công nhận huyện Nông thôn mới năm 2015.

 

 

 

 

Ảnh: lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và huyện đi thăm mô hình trồng bông vạn thọ, kết hợp trồng lúa tại xã Tân Thành, huyện Tân Hiệp.

 

 

Cùng với quan tâm đến công tác cải tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp trong xây dựng NTM, Huyện Tân Hiệp luôn chú trọng đến phát huy và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, phát huy thế mạnh của vùng quê  có truyền thống văn hóa, các xã đều có câu lạc bộ văn nghệ đờn ca tài tử…. Đặc biệt, Tân Hiệp có Di tích Đình Phú Hội xã Tân Hội, Đền Hùng ấp Đông Bình, Thị Trấn Tân Hiệp là nơi thờ vua Hùng.v.v..hàng năm ước tính có hơn 10.000 lượt người đến tham quan và dự với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ nhân dân.

Thuận Lợi - HND Tân Hiệp