Cổng thông tin điện tử Kiên Giang

Môi trường

Xem với cỡ chữAA

Gần 400 nông dân của 5 huyện, thành phố trong tỉnh Kiên Giang được truyền thông canh tác lúa thân thiện với môi trường

(23:08 | 24/05/2023)

Nằm trong khuôn khổ hoạt động thực hiện Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam”. Thực hiện kế hoạch hoạt động Dự án năm 2023. Thực hiện Kế hoạch số 174-KH/HNDT, ngày 11/10/2021 về việc thực hiện Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” thực hiện tại tỉnh Kiên Giang.

Nhằm tuyên truyền, quảng bá về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân, người tiêu dùng và các bên có liên quan. Tuyên truyền về kết quả triển khai thực hiện Dự án trong năm 2022 và định hướng hoạt động năm 2023.

Ban Quản lý Dự án Lúa tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông giới thiệu quy trình, kỹ thuật, hướng dẫn phương pháp canh tác lúa theo hướng thân thiện với môi trường cho hơn 400 hội viên, nông dân ngoài dự án tại 5 huyện Tân Hiệp, Châu Thành, An Minh, U Minh Thượng và thành phố Rạch Giá.

 

Ảnh: Các hội viên huyện U Minh Thượng chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Quản lý Dự án.

 

Tại hội nghị các nông dân được chuyên gia dự án hướng dẫn canh tác lúa thân thiện môi trường, các kỹ thuật trong sản xuất lúa như Bón phân cân đối, không đốt rơm rạ, tưới khô xen kẽ... nhằm tạo ra sản phẩm lúa, gạo chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp.

 

Ảnh: Các hội viên huyện An Minh chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Quản lý Dự án.

 

Từ tháng 11-2022 đến tháng 3-2023, Ban Quản lý dự án lúa đã chọn 2 huyện Giồng Riềng và Hòn Đất để thực hiện 46 mô hình/huyện, diện tích 46ha, bình quân hỗ trợ 3,5 triệu đồng/ha/hộ bao gồm giống và vật tư phân bón hữu cơ vi sinh. Qua hạch toán sản xuất cho thấy, so với các hộ ngoài mô hình, hộ trong mô hình giảm 2,3 triệu đồng/ha chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; nhờ giảm được chi phí đầu vào, canh tác theo quy trình canh tác lúa “1 phải, 5 giảm” nên lợi nhuận tăng bình quân 4 triệu đồng/ha.

Kim Loan-Ban KT-XH (HNDT)