Cổng thông tin điện tử Kiên Giang

Phong trào khác

Xem với cỡ chữAA

HỘI NÔNG DÂN LÀM “DÂN VẬN KHÉO”

(17:10 | 09/04/2020)

 

Hưởng ứng Phong trào thi đua “Dân vận khéo”; Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Tân Hiệp đã tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế nông nghiệp

  

Để vận động nông dân phát triển kinh tế hiệu quả, nâng cao vai trò của tổ chức trong xã hội, Hội Nông dân huyện chú trọng làm tốt công tác thi đua “Dân vận khéo” tuyên truyền và huy động nguồn vốn giúp hội viên phát triển kinh tế. Các cấp Hội đã phát động sâu rộng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, trở thành phong trào có sức lôi cuốn đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia. Trong đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao là việc làm thường xuyên ở các cấp Hội và từng hội viên. Để tạo sức lan tỏa, Hội Nông dân đã tập trung chỉ đạo Hội cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng địa phương và phải thực sự đem lại lợi ích nhiều mặt cho nông dân. Phương pháp “Dân vận khéo” luôn được các cán bộ Hội Nông dân vận dụng khi triển khai các chương trình, hoạt động của Hội.

Qua 3 năm, công tác dân vận khéo được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như đã phối hợp các ban ngành, đoàn thể; liên kết chặt chẽ với các Trường, các Trung tâm đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, nhất là mở các lớp dạy nghề ngắn hạn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, các mô hình trình diễn về giống cây trồng, vật nuôi… góp phần nâng cao kiến thức sản xuất cho nông dân; đã mở được 45 lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, có 1.245 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham dự; phối hợp tổ chức được 25 hội thảo, trình diễn mô hình nhân giống lúa cấy cấp xác nhận, trồng rau màu, nuôi trồng thủy sản; tổ chức 275 cuộc tập huấn ở các loại hình có 10.489 lượt nông dân tham dự.

Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT đã đóng góp tích cực vào quá trình thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. 3 năm qua đã hỗ trợ cho nông dân thực hiện nhiều chương trình, dự án như Quyết định 55 của Chính Phủ hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa (máy cày, máy gặt đập liên hợp, lò sấy, trạm bơm điện). Hiện toàn huyện có 15.155 máy móc các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó có: 913 máy cày, xới; 430 máy gặt đập liên hợp; 411 máy sấy lúa; 6.668 máy phun thuốc bảo vệ thực vật; 988 dàn phun thuốc bảo vệ thực vật; 2790 máy phun phân, sạ lúa; 636 mô tơ điện241 công cụ sạ hàng; 6 máy cấy; 01 máy sạ bụi; 51 máy sạ hàng; 3 máy cuốm rơm  và hàng ngàn máy bơm nước các loại. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các tổ chức tín dụng và Quỹ hỗ trợ nông dân (nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn tỉnh, vốn huyện, nguồn vốn vận động), đã đầu tư cho trên 10.500 lượt hộ nông dân vay với tổng số tiền hàng ngàn tỷ đồng; phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức cho hội viên đi tham quan Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và chế biến nông sản thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) tại cụm công nghiệp Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp Làng hoa Sa Đéc. Qua đó đã góp phần nâng cao trình độ trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xóa bỏ nhiều tập tục, quan niệm lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp của nông dân; thông qua các chương trình dự án cho vay vốn đã thu hút được nhiều lao động thuộc diện nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên thoát nghèo.

 

Ảnh: Các cá nhân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2017-2019.

 

Chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, đã xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng tỷ đồng, thu hút nhiều lao động, đã có nhiều hộ thu nhập hàng tỷ đồng trên năm, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao mức sống, ổn định xã hội, tạo lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tổ chức Hội. Những mô hình và những tấm gương nông dân đổi mới tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm, phát huy lợi thế của địa phương, khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả; trở thành những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, điển hình như:  Hộ ông Đỗ Văn Luông, nông dân HTX Kinh 5A, xã Tân Hiệp A, là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) 7 năm liền; diện tích canh tác lúa 5 ha; ông hợp đồng cấy lúa giống xác nhận với Công ty Giống cây trồng Miền Nam 2 vụ/năm, nấu rượu nếp (rượu được công nhận thương hiệu sản phẩm), nuôi chim yến... thu nhập mỗi năm từ 320 - 350 triệu đồng, đặt biệt ông đã vận động nhiều bà con trong ấp thực hiện mô hình cấy lúa giống xác nhận như ông, đến nay được trên 50 ha. Hộ ông Nguyễn Hùng, nông dân HTX Tân Hòa B, xã Tân Hòa, là nông dân SXKDG 5 năm liền; diện tích canh tác 4 ha; kết kết hợp dịch vụ làm đất (máy cày, máy kéo), máy gặt đập liên hợp cho bà con trong ấp thu nhập mỗi năm từ 320-350 triệu đồng. Hộ ông Lê Quang Y, nông dân HTX Tân An, xã Tân An, là nông dân SXKDG 7 năm liền; diện tích canh tác lúa chất lượng cao 3 ha; ông đào ao nuôi cá tra giống, nuôi lươn, nuôi bò thịt; thu nhập mỗi năm từ 550 - 600 triệu đồng. Hộ ông Dương Văn Đời, nông dân ấp Thạnh An 2, xã Thạnh Đông A, là nông dân SXKDG 7 năm liền; diện tích canh tác 10 ha; gia đình ông sản xuất lúa chất luợng cao, kết kết mô hình lúa cá trên ruộng và chăn nuôi gia cầm, thu nhập mỗi năm từ 550-600 đồng, đặt biệt, khi khởi nghiệp (năm 2004) cha, mẹ ông chỉ cho ông 10 công đất phèn. Hộ ông Phạm Văn Dinh, nông dân ấp Đông Hòa, xã Thạnh Đông A, là nông dân SXKDG 5 năm liền; diện tích canh tác 3 ha; gia đình ông sản xuất lúa chất luợng cao, kết hợp trồng rau màu quanh năm trên đất thổ, vườn, thu nhập mỗi năm từ 320-350 đồng. Hộ ông Lê Hoàng Hai, nông dân ấp Thạnh Trúc, xã Thạnh Trị, là nông dân SXKDG 10 năm liền; diện tích canh tác 3 ha; gia đình ông sản xuất trồng màu quanh năm trên đất ruộng, thu nhập mỗi năm từ 550-600 đồng. Đặt biệt, ông đã vận động 25 bà con nông dân trong ấp làm theo và thành lập HTX rau màu Thạnh Trúc....và còn rất nhiều cá nhân điển hình tiên tiến khác.

Thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong phát triển kinh tế đã góp phần thúc đẩy phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Tân Hiệp. Thông qua phong trào tạo điều kiện để nông dân tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thực sự giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

 

 

 

 

MINH HOANG-HND TÂN HIỆP