Ấp Bờ Dừa, xã Thạnh Yên có diện tích quy hoạch sản xuất lúa - tôm là 79 ha, chiếm 30,8% diện tích sản xuất nông nghiệp của ấp. Trước những năm 2021, 2022 nông dân thực hiện mô hình nuôi tôm luân canh với trồng lúa/năm. Vụ nuôi tôm, nông dân thực hiện loại hình nuôi tôm càng xanh xen canh với tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả kinh tế khá ổn định. Tổng thu nhập loại hình sản xuất lúa - tôm/ha/năm, trung bình từ 150 - 180 triệu đồng, tổng chi/ha/năm, trung bình 67 - 81 triệu đồng/ha/năm; lợi nhuận mang lại trung bình từ 82 - 99 triệu đồng/ha/năm; thu nhập như trên đạt và vượt yêu cầu kế hoạch hàng năm của xã đề ra.
Vừa qua, một số hộ dân có diện tích canh tác lúa - tôm liền kề tuyến kênh liên lạc, ấp Bờ Dừa cùng nhau thống nhất trồng dưa lê trên bờ bao ruộng lúa - tôm để tăng thêm thu nhập. Qua ghi nhận quy mô 4 ha/06 hộ.
Trao đổi với hộ Nguyễn Văn Tới nông dân thực hiện trồng dưa lên trên bờ bao ruộng lúa - tôm cho biết “Sau khi làm sạch cỏ quanh bờ bao, các hộ cùng nhau xuống giống dưa lê đồng loạt, khoét lổ gieo hạt trực tiếp, tưới nước giử ẩm 03 lần/ngày giai đoạn đầu, giai đoạn sau 02 lần/ngày; mỗi lổ gieo 02 hạt, khoảng cánh buội 50 cm, trung bình khoảng 25.000 - 30.000 gốc dưa lê/ha.
Ảnh: Ông Nguyễn Văn Tới thăm ruộng dưa lê.
Bón phân chia làm 04 lần:
- Lần 1, cây có 3 lá: 20kg đạm và 20kg kali/ha.
- Lần 2, cây có 5 - 7 lá, bắt đầu bấm ngọn: 20kg đạm và 20kg kali/ha.
- Lần 3, cây có hoa cái: 40kg đạm và 40 kg kali/ha.
- Lần 4: khi trái chuyển sang màu trắng, chuẩn bị thu hoạch: 40kg đạm và 40kg kali/ha.
Về thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng Alpha Green định kỳ 05 ngày 01 lần trong suốt quá trình chăm sóc dưa, Regent 800WG Polytrin 440EC trị bọ trỉ và sâu vẽ bùa; Vidubon phòng rùi đục trái.
Đến thời điểm hiện tại ông Tới thu hoạch 07 kỳ, còn khoảng 03 - 04 kỳ thu hoạch tiếp theo là hết vụ, mỗi kỳ thu hoạch cách nhau 2 - 3 ngày.
Về hiệu quả kinh tế: ông cho biết thêm, nếu tính/ha thì năng suất trung bình 10 tấn/ha, chi phí phân, thuốc, công chăm sóc 40 triệu đông/ha; giá bán 9.000đ/kg, tổng thu 90 triệu đồng/ha, lợi nhuận 50 triệu đồng/ha; ông nhận định vào vụ mùa, trồng lúa, bờ bao thường để cỏ mọc không cho thu nhập. Năm nay, một số hộ trồng dưa lê tạo thêm thu nhập, các hộ kề cận đã thấy được hiệu quả kinh tế nên rủ nhau năm 2024 cùng nhau trồng nâng lên diện tích và góp phần tăng thêm thu nhập kinh tế hộ gia đình.
Đây là mô hình cần phát động nhân rộng. Tuy nhiên, nên có sự tác động về kỹ thuật giúp nông dân ứng dụng trồng dưa lê có hiệu quả trên bờ ruộng lúa - tôm cho thời gian tới; tránh tình trạng ảnh thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong quá trình chăm sóc dưa lê gây ảnh hướng đến vụ nuôi tôm.