Cổng thông tin điện tử Kiên Giang

Dân Vận Chính Quyền

Xem với cỡ chữAA

Giúp gần 7.500 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn sản xuất, kinh doanh

(10:08 | 16/01/2023)

Tại hội nghị tổng kết hoạt động của Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh năm 2022 vào chiều 12-1, ông Đoàn Công Thiệt - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang cho biết, năm 2022, vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp 3.360 hộ nghèo, 4.139 hộ cận nghèo và 6.990 hộ mới thoát nghèo vay vốn sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, còn có 6.990 hộ mới thoát nghèo được vay vốn sản xuất, kinh doanh; 9.373 lao động được hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm; 111 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 1.727 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.

Theo ông Đoàn Công Thiệt - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách, vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giai đoạn 2016-2020 từ 8,84% còn 2,57% năm 2022, giúp vốn kịp thời đến người dân khó khăn trong đại dịch COVID-19 phát triển kinh tế, phục hồi sản xuất.

 

Ảnh: Ông Trần Văn Phước - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang phát biểu tại hội nghị.

 

So với định hướng năm 2022, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện đạt 5/6 chỉ tiêu, còn 1 chỉ tiêu chưa đạt đó là tỷ lệ nợ quá hạn 0,98%, cao hơn 0,27% so với kế hoạch. Theo ông Đoàn Công Thiệt, nguyên nhân nợ quá hạn còn cao là do công tác chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền cấp xã vài nơi bị chi phối nhiều việc, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo củng cố nâng cao chất lượng tín dụng; chưa có định hướng, chiến lược lâu dài trong gắn kết vốn tín dụng chính sách với các mô hình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh đó, cán bộ hội, đoàn thể cấp xã thường xuyên thay đổi vị trí công tác nên ảnh hưởng đền hoạt động ủy thác“Nợ quá hạn của một số món vay người vay bỏ đi khỏi địa phương chưa xử lý được, kéo theo món vay không thu được lãi và tiết kiệm. Chỉ biết là đối tượng vay vốn bỏ địa phương đi làm ăn xa chứ không biết địa chỉ cụ thể dẫn đến công tác thu hồi nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn”, ông Đoàn Công Thiệt - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang nói.

 

Ảnh: Đồng chí Đỗ Trần Thịnh - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đề nghị cần ưu tiên nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP.

 

Để nâng cao chất lượng tín dụng, có ý kiến cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho trưởng ấp, khu phố tham gia hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở nhằm gắn kết trách nhiệm của chính quyền ấp trong việc quản lý, giám sát hoạt động của tổ, tạo được ý thức của người vay trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi đúng hạn.

Kinh nghiệm quản lý tốt nguồn vốn cho vay Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện Châu Thành là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng vay vốn. “Đối tượng cho vay phải có mô hình, có kế hoạch sử dụng vốn và lộ trình trả nợ chặt chẽ. Tổ Tiết kiệm và vay vốn phải có hướng dẫn người vay trả nợ định kỳ; thường xuyên theo dõi nhằm đảm bảo hộ vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích”, đồng chí Nguyễn Văn Nam - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành nói.

 

Ảnh: Người dân xã Tân An (Tân Hiệp) sử dụng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển vườn cây ăn trái.

 

Để kéo giảm tỷ lệ nợ quá hạn trên địa bàn tỉnh còn 0,71% theo chỉ tiêu được Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt, ông Trần Văn Phước - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang cho rằng, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cần có giải pháp tiếp tục giảm từ 12-15 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2023, điều này đòi hỏi .

Về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2023, ông Trần Văn Phước đề nghị Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tập trung khắc phục những hạn chế, phát huy hiệu quả mô hình hoạt động riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tập trung chỉ đạo quyết liệt củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt đến cuối năm 2023.

Ông Trần Văn Phước cũng đề nghị thành viên ban đại diện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong quản lý nguồn lực của nhà nước đầu tư cho người nghèo, đối tượng chính sách khác; tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đặng Linh-Báo Kiên Giang