Dự hội nghị có đ/c Ong Văn Tỷ - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; đ/c Phạm Văn Hoàng - Phó Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT; đ/c Thái Thành Lập - Phó Trưởng phòng khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi Cục thủy sản; lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị của huyện, Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của huyện; Ủy ban nhân dân, Công an, cán bộ Nông lâm thủy lợi và môi trường, các đoàn thể xã - thị. Đại diện các chủ phương tiện, thuyền trưởng trên địa phương.
Tại hội nghị, các đại biểu được giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Thủy sản 2017 được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV ngày 21/11/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 để thay thế cho Luật Thủy sản năm 2003 không còn phù hợp với thực tiễn. Luật Thủy sản năm 2017 gồm 9 chương, 105 điều, so với Luật Thủy sản 2003 giảm 1 chương và tăng 43 điều. Luật được xây dựng với mục tiêu nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thủy sản nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân, đồng thời để dần chuyển đổi nghề cá tư nhân sang nghề cá thương mại; phát triển thủy sản bền vững và có trách nhiệm; ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trên biển.
Ngoài ra Luật Thủy sản 2017, có nhiều nội dung mới như: Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản (điều 6); các hành vi bị nghiêm cấm (điều 7); Quy định về đồng quản lí trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (điều 10); khu bảo tồn biển (điều 15,16); khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản (điều 17); quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (điều 21) và Quỹ cộng đồng (điều 22); nuôi trồng thủy sản (mục 3,4 từ điều 38 đến điều 47), thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển và giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản (chương IV, từ điều 48-61); xã hội hóa công tác đăng kiểm tàu cá; quy định về kiểm ngư (chương VI)… Qua triển khai, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật thủy sản của cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn huyện.