Tại buổi làm việc Đoàn giám sát được nghe đơn vị giám sát báo cáo tình hình triển khai Nghị đinh 108/2017/NĐ-CP; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh báo cáo kết quả thực hiện công tác chuyên môn. Hàng năm tỉnh Kiên giang có nhu cầu sử sụng phân bón các loại khoản 400.000 tấn, trong đó phân hữu cơ chiếm khoản 10% (40.000 tấn) còn lại là phân vô cơ là 90% (360.000 tấn); cơ sở sản xuất gia công đóng gói phân bón có 12 công ty; Cơ sở kinh doanh phân bón và mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, số đại lý được cấp phép 986 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành viên đoàn giám sát đặt ra nhiều vấn đề trong công tác triển khai, tuyên tryền, thực hiện chuyên môn như: Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực phân bón, vật tư nông nghiệp. Đ/c Trần Chí Viễn nhận định. Giám sát lần này không chỉ đoàn đi giám sát, kiểm tra các đối tượng sản xuất, kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp, trược tiếp các hộ dân có sử dụng phân bón mà còn giám sát cả các cơ quan quản lý, qua đó bộc lộ ra những khó khăn bất cập trong công tác quản lý kinh doanh phân bón và mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật ở các địa phương. Theo kết quả giám sát, nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp tại địa phương cơ bản được thực hiện, đảm bảo đúng qui định nhưng chưa được sâu rộng. Công tác triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh đối với việc quản lý vật tư nông nghiệp chưa cao.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vật tư nông nghiệp chưa được phong phú đa dạng qua các phương tiện thông tin đại chúng như các cụm lo ở cơ sở Đài Phát thanh, truyền thanh cấp huyện… Uỷ ban nhân dân huyện có chỉ đạo các phòng chuyên môn như: Phòng Nông nghiệp, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về vật tư nông nghiệp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như người nông dân nhưng còn hạn chế.
Qua công tác giám sát thực tế, đoàn giám sát cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh trong thời gian tới cần nâng cao vai trò, trách nhiệm hơn nữa trong công tác quản lý vật tư nông nghiệp. Đối với chính quyền cơ sở, cần tổ chức tuyên truyền, phối hợp, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực phân bón kinh doanh mua, bán vật tư nông nghiệp theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Quản lý về phân bón” nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ sở buôn bán và ý thức của người sử dụng vật tư nông nghiệp đối với cộng đồng và môi trường. Đồng thời, các ngành chức năng cần tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm.
Việc phối hợp giữa các Sở và ban ngành tại địa phương trong hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp tuy có nhưng chưa đủ sức đối với những hành vi có gian lận. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để đảm bảo công tác thanh, kiểm tra đột xuất cũng như định kỳ; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng chương trình, kế hoạch thanh, kiểm tra, giám sát các hộ kinh doanh tại địa phương và triển khai các văn bản chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ.
Sau giám sát, đoàn sẽ kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành của tỉnh có liên quan sớm ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đối với địa phương trong công tác quản lý Nhà nước cững như công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các chủ cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng qui định; phối hợp giải quyết kịp thời các nguồn tin, phản ánh của nông dân về tình trạng kinh doanh vật tư nông nghiệp kém chất lượng để tạo niềm tin cho nông dân…