Cổng thông tin điện tử Kiên Giang

Người nông dân mới

Xem với cỡ chữAA

TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ TỪ MÔ HÌNH TRỒNG DƯA LEO

(11:06 | 08/04/2020)

 

Gần 20 năm bươn chải bằng nhiều nghề nhưng cuộc sống cũng không khấm khá, cuối cùng chỉ với diện tích đất 5.000m2, anh Nguyễn Văn Thọ, nông dân ấp Thạnh Trúc, xã Thạnh Trị huyện Tân Hiệp đã phát triển trồng rau màu mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Anh Nguyễn Văn Thọ, sinh năm 1970 là hội viên nông dân ấp Thạnh Trúc, xã Thạnh Trị huyện Tân Hiệp; năm 26 tuổi (1996) anh kết hôn với chị Nguyễn Thị Liên, người cùng ấp, năm 1997 anh chị ra riêng và được cha mẹ cho 5 công đất, vất vả với nghề trồng lúa, nuôi vịt đẻ chạy đồng, đi thuê đất ở xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương nuôi tôm, cá... suốt 8 năm ròng mà hoàn cảnh gia đình cũng thiếu trước hụt sau, nhất là  2 con của anh đang tuổi ăn, tuổi học, nên anh băn khoăn lo lắng...

Năm 2005, nhận thấy lợi thế về đất đai, nguồn nước tưới và địa lý khi chỉ cách chợ Tràm Chẹt, Bàn Tân Định, Giồng Riềng và chợ Kinh 5 xã Thạnh Trị huyện Tân Hiệp không đầy 5 Km, với số vốn dành dụm ít ỏi từ trồng lúa, nuôi vịt và vay mượn thêm, anh quyết định đầu tư lên líp 5 công đất ruộng trồng dưa leo, đây là mô hình trồng rau màu đầu tiên trên đất ruộng ở ấp Thạnh Trúc, xã Thạnh Trị. Anh Thọ cho biết: “Trồng rau màu tuy vất vả giống như nuôi con thơ nhưng rất phù hợp với những hộ ít đất sản xuất, đặc biệt vốn đầu tư không cao, lại xoay vòng nhanh, giải quyết được tình trạng nông nhàn, mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Hiện nay, gia đình anh chủ yếu trồng các loại rau màu ăn trái như: dưa leo, khổ hoa, ớt (nhưng chủ lực là dưa leo). Anh Thọ cho rằng, trồng màu không khó nhưng người trồng cần chăm sóc kỹ, theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu, bệnh. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, được Trung tâm dạy nghề hỗ trợ nông dân tỉnh Kiên Giang và Hội Nông dân huyện Tân Hiệp quan tâm đầu tư hỗ trợ 2 chu kỳ vốn, giống, phân bón hữa cơ vi, sinh (5 triệu đồng/ha) và  hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp hạn chế sâu bệnh rau màu xanh tốt, mẫu mã đẹp, sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết đến đó; qua thời gian từ 2005 đến nay anh đã mua thêm được 3,5 ha đất ruộng, mở rộng diện tích trồng màu từ 5 lên 10 công, về nhà ở anh đã xây dựng được căn nhà khang trang cấp IV, các con đupợc học hành tốt nghiệp có việc làm ổn định. Tháng 12 năm 2019 sản phẩm của anh và bà con được công nhận đạt chuẩn VietGAP, đây là niềm vui lớn của anh và bà con trong ấp, giúp cho sản phẩm có điều kiện vươn xa hơn thị trương truyền thống.

Qua theo dõi mô hình, nếu thời tiết thuận lợi, bình quân mỗi năm các loại rau màu cho thu hoạch 4 lứa. Hiện nay 10 công đất trồng dưa leo nhà anh cung ứng cho thị trường mỗi đợt thu hoạch là hơn 40.000 kg, giá bán bình quân 5.000 đồng/kg; trừ chi phí, thu nhập trên 128 triệu đồng/vụ. Làm nghề trồng rau màu lâu năm, vị trí không được tốt cho lắm, nhung nhờ tạo được uy tín cho khách hàng nên nhiều người tin tưởng đến tận rẫy nhà anh và bà con mua”. Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Thọ còn được biết đến là hội viên tích cực trong các phong trào thi đua của Hội Nông dân ấp. Mỗi khi có hội viên, nông dân cần sự giúp đỡ, chia sẻ về kinh nghiệm anh đều sẵn sàng hỗ trợ để cùng tiến bộ. Ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Trị cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn có khá nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao và ổn định. Riêng trồng rau màu đang có gần 30 hộ hội viên với quy mô vừa và nhỏ. Vườn rau màu của gia đình anh Thọ là nơi được hội chọn tổ chức các hội thảo đầu bờ nhằm trao đổi kinh nghiệm, cách chăm sóc rau màu hiệu quả cho hội viên có nhu cầu. Hội đã và đang thành lập dự án đề nghị Hội Nông dân huyện Tân Hiệp cho các hộ trồng rau trên địa bàn phường được vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân nhằm mở rộng quy mô cũng như ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, nghề trồng rau màu ngày càng được nhân rộng tại xã Thạnh Trị. Không chỉ tại khu vực trồng rau màu (dưa leo, khổ hoa, ớt...) truyền thống như ấp Thạnh Trúc mà nay được nhân rộng khắp các ấp trên địa bàn xã. Qua đó đáp ứng nhu cầu người dân trên địa bàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân ít đất sản xuất.

MINH HOÀNG-HND TÂN HIỆP